Hôm nay,  

Sau Hiệp Ước Mậu Dịch, Vn Vẫn Trong Vòng Lẩn Quẩn

09/08/199900:00:00(Xem: 5055)
ORANGE COUNTY. — Trong số báo chủ nhựt rồi, tờ “Register” có đăng tải một bài viết của ông Đỗ quang Trình, một cư dân Irvine, đã từng về Việt nam làm việc cho hãng Procter & Gamble trong 3 năm, từ 1995 cho tới năm 1997, về các nhận định của ông về tình hình kinh tế ở Việt nam, đặc biệt sau khi Hoa kỳ và Việt nao ký kết được bản thương ước hôm tháng 7 vừa qua.
Câu hỏi mà ông Trình đặt ra và trả lời là liệu Việt nam có thể nào tiến hành những sự đổi mới cần thiết để cải tổ nền kinh tế của mình hay không" Câu trả lời của ông là khó có thể có việc đó và Việt nam đang lâm vào cái vòng lẩn quẩn khó thoát ra được. Cái vòng lẩn quẩn đó là như sau.
Ông viết: “Như thế, nhà cầm quyền cộng sản bị kẹt trong cái vòng lẩn quẩn khó thoát ra được. Họ không thế nào đạt được một sự tăng trưởng kinh tế lớn hơn và việc đầu tư ngoại quốc trở lại Việt nam cho tới khi họ hoàn thành triệt để được các cải cách. Nhưng họ không thể hoàn thành triệt để được các cải cách khi họ chưa có những lợi tức của chính phủ lớn hơn để trả cho công nhân viên của họ một số lương đủ sống. Và họ không thể thu được những lợi tức lớn hơn cho chính phủ nếu họ làm cho nền kinh tế tăng trưởng hơn lên và đầu tư ngoại quốc trở lại Việt nam”.
Theo ông Đỗ quang Trình thì các nhà lãnh đạo CS lâm vào tình trạng bối rối với sự do dự của họ trong khi Việt nam tiếp tục lún sâu vào một cuộc khủng hoảng kinh tế. Ông cho rằng vì các nhà lãnh đạo Việt nam cân nhắc phải nhả ra bao nhiêu kiểm soát và chấp nhận bao nhiêu bất ổn để đổi lấy bao nhiêu tăng trưởng kinh tế, có 3 việc rất rõ ràng là:

1.- Trước hết Việt nam không có khả năng hoặc muốn cam kết hoàn thành những cải cách có ý nghĩa trong một tương lai có thể trông thấy được.
2.- Thứ hai, tình hình gần như tê liệt vì sự bất động không phải là một thế cân bằng. Phần lớn các ngân hàng Việt nam đều khánh tận nếu so với tiêu chuẩn của các quốc gia khác, trong khi đó các công ty quốc doanh thua lỗ nặng. Trong khi các nhà lãnh đạo Việt nam đắn đo cân nhắc thì Việt nam tiến dần tới sự sụp đổ kinh tế.
3.- Thứ ba, bộ máy an ninh của nhà nước có hiệu lực trong việc chận đứng mọi sự chống phá và đối lập, đảm bảo rằng sẽ không có viễn ảnh nào về một cuộc cách mạng. Trong khi có một số ít những người chống đối nói lên những điều bất mãn của họ đối với các chính sách của đảng cộng sản, những lời nói can đảm của họ không được một sự ủng hộ rộng rãi. Phần lớn người Việt nam thờ ơ và lo sợ vì bị đàn áp từ nhiều thế kỷ qua, bằng lòng với hy vọng về những ngày tốt đẹp, hơn là bị ở tù vì chống đối chính phủ.
Ông Đỗ quang Trình cho rằng bản thương ước Việt-Mỹ là một tin tức tốt nhứt cho Việt nam từ 3 năm nay nhưng nó không giải quyết được tất cả những vấn đề kinh tế của Việt nam: ý chí và khả năng thi hành các sự cải cách cần thiết. Ý nghĩa của nó chẳng khác gì việc VIệt nam được gia nhập khối ASEAN cách đây mấy năm. Hà nội chứng tỏ rằng họ có thể chiến thắng được các khó khăn về ngoại giao. Đó là phần việc dễ dãi. Phần việc khó khăn hơn là thay đổi được toàn diện nền hành chánh và hạ tầng cơ sở để xây dựng nền tảng cho việc tăng trưởng kinh tế liên tục.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.