Hôm nay,  

Mỹ Dụ Canada Hợp Tác Làm Lá Chắn Phi Đạn

28/01/200100:00:00(Xem: 4582)

WASHINGTON (KL) – Canada như có ý hài lòng để cho Nga và Trung quốc xác định cái thế về hệ thống bảo vệ bằng hoả tiễn đang tranh cãi, hệ thống này đã được Hoa kỳ thân hành mời để Canada đóng góp.
“Nếu như ông ta (Tổng thống Hoa kỳ George W. Bush) có thể thuyết phục được Trung quốc và Nga, ông ta có thể thuyết phục được Canada,” theo như Bộ trưởng Ngoại giao John Manley của Canada đã tuyên bố trong chuyến viếng thăm đầu tiên của ông tại Washington.
Nhà đại diện của nghị viện cho vùng nam của thủ đô Ottawa mới gặp mặt Colin Powell, Ngoại trưởng còn mới tinh hảo của Hoa kỳ, ngoại trưởng đã phác họa sự ủng hộ mạnh mẽ của nội các Bush về hệ thống bảo vệ bằng hỏa tiễn.
Ông Powell đã đưa ra quan điểm thiệt rõ ràng của nội các này, phát ngôn viên Richard Boucher của bộ ngoại giao Canada đã cho biết, khởi đầu có cuộc họp mặt đối mặt của hai nhân vật này, sau đó là cuộc họp của các giới chức cao cấp đã tiến hành qua giờ ăn trưa tại bộ ngoại giao Hoa kỳ.
Ông Bush thì “cam kết để cho triển khai một hệ thống phòng thủ phi đạn hữu hiệu … vào ngày sớm nhất theo như có thể,” theo như ông Powell đã tuyên bố trong tuần qua khi ông được Thượng viện Hoa kỳ xác nhận chức ngoại trưởng của ông.
Được hỏi có phải hai nhân vật này đã bất đồng ý kiến về hệ thống phòng thủ đang gây ra tranh cãi, ông Boucher đ4 cho biết “Không cả hai không có chuyện này.”
Nhà phát ngôn đã nhấn mạnh vào điểm này và cho nhắc lại nhiều lần, “Không, tôi không mô tả nó như là một chuyện bất đồng ý kiến.”
Trong khi chính phủ Canada còn đang để quyết định có nên tham dự vào chương trình tốn kém cả 60 tỷ Mỹ kim của Hoa kỳ. Chương trình này đã bị ông Lloyd Axworthy, vị tiền nhiệm của ông Manley công khai chỉ trích sự hoạch định này, theo như vị tiền nhiệm cho biết, chương trình này sẽ gây ra một cuộc chạy đua võ trang đối với Nga và Trung quốc.
Ông Manley đã yêu cầu ông Powell trả lời các câu hỏi “Hệ thống bảo vệ quốc gia Hoa kỳ bằng hỏa tiễn là như thế nào và hệ thống này làm được gì để duy trì an ninh cho toàn thế giới” và hệ thống này ảnh hưởng tới các đồng minh của Canada tại Âu Châu như thế nào. Canada e ngại sự hoạch định cho việc phòng thủ này đang đe dọa tới Hiệp định Chống phi đạn Nguyên tử ký năm 1972, hiệp định đã chụp lấy được một sự hoà giải về chiến tranh nguyên tử giữa Hoa kỳ và Nga.
Canada có vai trò quan trọng trong sự hoạch định này, bởi vì các trạm radar của Canada nằm trên vùng Bắc cực phải báo động sớm cho Hoa kỳ những phi đạn nguyên tử đang phóng lên.
“Chúng tôi đã không được hỏi ý kiến,” theo như ông Manley đã cho biết, hơn nữa khối NATO là một phần quan trọng trong kiến trúc về an ninh của Canada.


“Hậu quả thất bại như khi Nga không bằng lòng sửa đổi lại hiệp định chống phi đạn nguyên tử sẽ gây ra sự khiêu khích hơn và tái mở màn cho cuộc chạy đua võ trang và tạo sự đe dọa cho Âu Châu, có phải như thế không " Việc này sẽ làm cho khối NATO quan tâm cũng như chúng tôi vậy,” theo như lời của ông Manley.
Đây là cuộc họp mặt lần đầu của ông Powell với một vị bộ trưởng ngoại giao ngày thứ bẩy kể từ khi trở thành vị ngoại trưởng của Hoa kỳ, được đưa ra nhiều vấn đề rộng lớn. Thủ tuớng Jean Chretien của Canada sẽ tới Washington ngày 5/2 để đàm đạo với ông Bush, người mà thủ tướng đã có hành động bị hố trong khi có cuộc tranh cử tổng thống tại Hoa kỳ.
Được hỏi phải chăng việc viếng thăm ngoại giao Mexico trước tiên của ông Bush đã làm phật ý, ông Manley đã trả lời “Tôi không cho là có chuyện chạy đua. Tôi cũng không nghĩ rằng chúng tôi không tự gây phiền phức về chuyện ai là người đầu tiên,” theo như nhà bộ trưởng ngoại giao Canada đã nói, ông nhấn mạnh, việc đột khởi quốc tế trước tiên tại thành phố Quebec làm cho ông Bush thế nào cũng phải tham dự hội nghị thưởng đỉnh của Mỹ Châu vào tháng tư này tại Canada.
Thực ra mà nói, bộ trưởng đã cho biết, ông Bush có lý do riêng để quan tâm tới Mexico như chiếm lòng công chúng Hoa kỳ, bởi vì Canada đã gắn bó nhiều với Hoa kỳ như quốc gia đồng minh nằm trong khối NATO về mặt quân sự và kinh tế ưu hạng, trong hệ thống phòng không NORAD chung và trong nhóm cường quốc G-8.
Theo như đã trông mong, hai nhân vật đã bàn thảo cho khoan giếng dầu tại khu bảo tồn hoang thú bắc cực tại Alaska, không cách xa biên giới vùng Yukon của Canada là bao nhiêu, việc khai thác dầu này có thể ảnh hưởng tới các sinh vật được bảo tồn tại vùng bắc cực.
Ông Manley đả cho biết, điều thấy rõ ràng là nội các Bush đã có kế hoạch đi trước để mở ra vùng nhậy bén về môi sinh, mặc dầu có sự hăm dọa về việc di cư của các đoàn con tuần lộc (caribou).
Toàn thể Canada đang trông vào thỏa hiệp môi sinh song phương của hai quốc gia và níu Hoa kỳ phải tôn trọng các điều khoản trong thỏa ước này, theo như nhà bộ trưởng của Canada đã cho biết.
Trong khi đó ông Manley đã thấy ông Powell đã ý thức được tầm mức và sự phức tạp trong quan hệ giữa Hoa kỳ với Canada và biết được cácï va chạm chẳng bao lâu sẽ xẩy ra.
Các chuyên gia về mậu dịch đang mong mậu dịch giữa Canada và Hoa kỳ vượt mức 500 tỷ Mỹ kim vào năm 2002. Mậu dịch năm 1980 là 170 tỷ Mỹ kim, mậu dịch này đã tăng trưởng với các sự căng thẳng đang diễn ra trong việc bang giao giữa hai quốc gia. Mậu dịch của Canada với Hoa kỳ chiếm 80%, có 38 tiểu bang trong 50 tiểu bang của Hoa kỳ nằm trong danh sách xuất khẩu của Canada.
Hoa kỳ đau đầu thì Canada cũng bị đau theo như phần cơ thể của Hoa kỳ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.