Hôm nay,  

Di Dân Á Châu Vào Nghề Nông Làm Giàu Cho California

31/12/200200:00:00(Xem: 3978)
LOS ANGELES (KL) – Lần đầu tiên người ta mới thấy xuất hiện các tiết mục thực phẩm có bài bản trong các cuộc triển lãm quan trọng về mậu dịch thực phẩm.
Cuộc triển lãm Foodex, đã qui tụ trên 100 ngàn nhà bán hàng phải tới Tokyo vào kỳ hẹn tháng ba mỗi năm. California đã có được sự hiện diện to lớn trong tất cả ba kỳ triển lãm này.
“Sức mạnh kinh tế của California tuỳ thuộc phần lớn vào các nông phẩm bán sang vùng Á châu. Trên một phần ba của 28 tỷ Mỹ kim nông phẩm do California sản xuất hàng năm đều đem bán tại Á châu,” theo như lời ông Fred Klose của Bộ Nông nghiệp California.
Các loại rau quả mới thường được trồng để thỏa mãn thị truờng riêng của chúng hay nhu cầu thương mại. Loại táo hồng Lady (Pink apple Lady) không đổi mầu nâu sau khi bổ ra, đã thấy xuất hiện trên các quầy rau sống của dân Á châu. Phần đông dân Trung quốc thích ăn nho được bóc vỏ, các nhà trồng tỉa tại California đã cho phát triển loại nho tuột vỏ trên bàn ăn, khi lấy ngón tay bóp nhẹ nho sẽ tuôn ra khỏi vỏ của nó.
Song cái khuynh hướng tiếp thị loại thực phẩm tân kỳ nhất là các trái cây có mẫu mã đẹp, nhưng chúnlại thiếu chất dinh dưỡng cho cơ thể con người.
Thí dụ như sà-lách hoa soăn (flowering kale). Sa-lách soăn chính gốc của nó có vị riêng, cải biến gien của sà-lách này để trổ nụ nhỏ có sắc . Nếm thử thì không thấy khác loại sà-lách chính gốc; nhưng khi sào sà-lách này thị vị ngon biến mất đi.
Còn có loại cà-rốt em bé (baby carrot). Sau khi lối nấu nướng kiểu mới được thịnh hành, loại cà-rốt này được bổ sung vào các món ăn nhập vị. Có phải cà-rốt này khác loại hay không" Không, chính nó là loại cà-rốt thông thường được làm gọn và nhỏ đi, có cỡ dễ bán để khi đổ vào thùng khỏi phải sắp xếp lại.
Thường các sản phẩm mới là do kết quả của việc đóng vào bao bì. Cách đây ba năm, các nhà bao bì thực phẩm tại thung lũng Salinas của California đã nghiệm thấy rằng loại rau diếp (lettuce) rửa bằng một dung dịch ‘clo’ loại nhẹ trước khi cho vào bao plastic sốp, rau diếp trong bao này có thể giữ cho tươi được tới ba tuần. Kết quả của kinh nghiệm này, người ta thấy các rau diếp bao bì xuất hiện trên các siêu thị tại Á châu để nhắm vào các khách hàng loại sống độc thân.
Hầu hết các tiết mục cho thực phẩm mới đều do các di dân Á châu sản xuất tại California, chẳng hạn như ông Frank Abe, 72 tuổi. Ông trồng ‘nhót’ (pluots), thứ trái cây pha giống mận (plum) với giống mơ (apricot), và trồng bí hính kim gài do sự pha giống bí đao (turquoise squash) với bí ngô (pumpkin).
Ông Abe mở miệng cười lớn và nói “Lai giống chính là tên gọi cho mánh lới này.”
Năm 1904, cha của ông Abe từ Nhật sang California để đi làm giầu. Ông này đã tới Quận Tulare nằm giữa tiểu bang Cali và tậu được mảnh đất trồng trọt. Ông Abe tủm tỉm cười và nói :
“Theo như bức thư gửi về Kobe tại Nhật bản, cha tôi nói là thay vì đi đào vàng, ông ta đi trồng cây trên một mảnh đất rộng 184 mẫu tây.”
Cha của ông Kobe đã thể hiện một câu chuyện của một người cha để của lại cho hai đứa con trong một chiếc rương. Khi mở rương ra hai đứa con chỉ thấy có cây cuốc với một tờ di chúc nói là vàng chôn sâu ở ngoài đồng. Tin vào lời di chúc, hai đưá con ra công sức cuốc đất ngoài đồng để tìm vàng. Vàng chẳng thấy đâu, nhưng khi trồng lúa, lúa vàng nở ra đầy đồng.

Quận Tulare thuộc loại đất bùn sình, nguyên vùng đất mầu mỡ rộng 18 ngàn cây số vuông, thứ đất trồng trọt dễ phấn trấn trên trái đất này.
“Dân Á châu đã bị vùng này thu hút, vì dễ làm ăn. Các nhà trồng trọt của chúng tôi lại thuộc loại doanh gia,” theo lời bà Linda Douglass của khu khuyến doanh Tulare.
Á châu cũng có những vùng phì nhiêu hơn hẳn Tulare như bang Kachin của Miến Điện, tỉnh Vân Nam của Trung quốc, hai vùng này là vùng mầu mỡ nhất trên thế giới. Nhưng cái quan trọng để thành công trong nghề trồng tỉa không phải là chuyện gặt hái được nhiều, mà là chuyện làm thế nào để đưa được nông sản ra thị trường.
Tulare có lợi thế lớn là nằm ngay giữa trên đường đi từ cảng Pacific Rim tại Los Angeles đến cảng San Francisco.
“Thực tế là việc vận chuyển hàng này sang Đài Loan còn rẻ hơn việc vận chuyển hàng tới New York,” theo lời ông Craig, tổng giám đốc 46 tuổi của công ty Ito chuyên đóng bao bì tại Reedley, California. Công ty này chuyên gửi các loại trái dâu (cherries), trái đào (peaches) và trái xuân đào (nectarines) sang vùng Đông Á.
“Á châu tiếp nhận những trái cây thượng phẩm được sản xuất tại California, lý do là những trái cây do chúng tôi gửi đi, chúng đều được dùng vào việc dâng lễ cúng Phật, “ theo như công ty Ito tuyên bố.
Chamyoon Saechao là di dân Lào tới Tulare năm 1979 sau bốn năm nằm trong trại tỵ nạn Nong Khai tại Thái Lan. Cùng với vợ và năm đứa con đã mướn đất để trồng dâu (strawberries), ông Chammyoon nói “Mảnh đất chúng tôi nằm kế bên xa lộ, chúng tôi án được tất cả những gì chúng tôi có thể trồng được. Giá Lào có được mảnh đất như thế này, chắc chắn chiến tranh sẽ không bao giờ xẩy ra.”
Cứ nghĩ tới là có tiền ngay. Hỏi thăm nhà trồng tỉa Nim Chi Lau, một người 54 tuổi đến Tulare với mảnh bằng BS về trồng cây của đại học đường Quảng châu của Trung quốc. Ông Lau vốn là một tay chuyên nuôi ong, ngày nay ông ta có 32 mẫu đất với một xưởng chuyên chỉ đóng trái cây vào bao bì để gửi sang Đài Loan.
Ông Lau là nhà trồng tỉa đầu tiên , người Á đông mang bưởi chùm (pomelo) trồng tại Hoa kỳ. Nhận ra chân giá trị của ông này, bộ Nông nghiệp Hoa kỳ đã giúp ông cho lai giống bưởi chùm với bưởi quả (grapefruit) thành trái có tên gọi là mellogold (xin đừng lẫn lộn với tên Mellow Gold, một loại hạt cây được dùng như chất ma tuý). Hiện giờ ông Lau đã cho xuất khẩu rất nhiều trái mellogold sang Á châu.
Với hai công ty phân phối và một nhà máy đóng bao bì, ông Lau là một trong những nhà trồng tỉa giàu có tại Tulare, nhưng ông đang lo sợ việc Trung quốc gia nhập tổ chức mậu dịch WTO, việc sinh sống bằng bán nông sản tại ven bờ Thái Binh Dương đâu có còn nữa.
“Trung quốc có thể làm bất cứ cái gì theo như chúng tôi hiện đang làm tại California.” Ông Lau thở dài và nói tiếp : “Các công ty lớn như Dole đang liên doanh đầu tư và xây cất một cơ sở lạnh trữ trái cây bằng nitrogen để làm cho trái cây chậm chín. Tôi vốn gốc Trung hoa, tôi hãnh diện về những gì mà nước tôi làm được, nhưng khốn nỗi tôi lại là một doanh gia của California, tôi sợ rằng Trung quốc sẽ khống chế tất cả các thị trường Á châu và thị trường Đông Nam Á.”

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.