Hôm nay,  

Internet Đa Ngôn Ngữ: Việt Kiều Thuê Quốc Nội Dịch

11/12/200000:00:00(Xem: 4339)
Toàn cầu hóa đã cống hiến trường đua cho cuộc cạnh tranh giữa các công ty gạch nối giữa các quốc gia khác ngôn ngữ. Xa lộ thông tin đã xóa các đường biên giới lãnh thổ, nhưng nền thương mại điện tử (e-commerce) chưa mở rộng dễ dàng, vì vô số những hàng rào ngăn cách, về chính trị, văn hóa, cũng như chính bản chất của các sinh hoạt kinh tế.

Một thí dụ : một doanh nhân tự giải quyết như thế nào trước vấn đề đơn vị tiền tệ của nước sở tại, và tiếng bản địa trong giao tiếp qua điện thoại. Một công ty tới nước ngoài đầu tư cần biết những gì về phong tục tập quán, luật lệ xuất nhập cảng, hệ thống phân phối sản phẩm ở địa bàn kinh doanh, đầu tư. Vấn đề then chốt vẫn luôn luôn là : ngôn ngữ.

Trong tương lai, khách hàng sẽ không mua hàng của các công ty e-commerce nào chỉ cung cấp thông tin bằng tiếng Anh.

Các công ty đang thăm dò thị trường ước lượng rằng vào năm tới, 60% khách hàng trên Internet, và 40% doanh thu qua e-commerce nằm ở ngoài lãnh thổ Hoa Kỳ. Xu hướng đó, theo Global Reach - bản doanh San Francisco - có thể xẩy ra sớm hơn. Global Reach tiên đoán lượng khách hàng không sử dụng tiếng Anh trên Internet sẽ vượt quá ranh giới 50% ngay trong năm nay, và vào năm 2003, khoảng 50% nội dung thương mại trên Internet sẽ không phải là bằng Anh ngữ.

Ông Atsaku Watanabe, một giám đốc của Admerica, bản doanh New York, kinh doanh quảng cáo, nói "Bạn có thể dễ dàng nhận thấy e-commerce hướng tới đâu khi biết rằng hiện nay chỉ 60% các Website sử dụng Anh ngữ. Nhận thức như vậy, nên các nhà kinh doanh châu Á Thái Bình Dương đang xem xét việc thiết lập các Website đa ngôn ngữ. Ở Santa Fe Springs
(California), đã có AsianEstrore.com cung cấp âm nhạc, thực phẩm, đồ gia dụng và quà tặng Á Châu, nhắm vào các cộng đồng Hoa, Hàn, Nhật. Ông Scott Cho, chủ tịch và tổng quản trị công ty này, cho biết khách hàng xem Website của AsianEstore rất thông thạo Anh ngữ, và đặc điểm của khối dân Mỹ gốc Á là họ giỏi viết Anh ngữ hơn là nói. Dù vậy, khi phát triển toàn cầu hóa, cần phải làm ăn với những công ty địa phương rành các môi trường địa phương và có khả năng phiên dịch các nội dung của Website tiếng Anh. Công việc đó đòi hỏi nhiều tiền bạc và thời gian. Công ty ePAC USA thuộc tập đoàn ePAC International đã kinh doanh ở 23 quốc gia đang nhắm thị trường Nhật, là nơi dân chúng biết tiếng Anh không nhiều. Ông Matt Matsu, chủ nhân công ty Englewood (New Jersey), nói "Khi vào một thị trường ngoại quốc, phải xem xét yếu tố ngôn ngữ".

Để cung cấp giải pháp, từ cuối thập niên 1990, một số công ty đã nhảy vào giúp các nhà kinh doanh về công cụ ngôn ngữ: nào là Indiom Technology, Global Sight, International Communications, Uniscape, Worldpoint. Lãnh vực hoạt động này đang phát triển với tỉ lệ 50%/năm. Ở tiểu bang Massachusetts, 2 người gốc Á là Ken Shan và Susan Cheng năm 98 đã hợp tác thành lập Idiom Technology vì tin rằng trong thế kỉ 21, đa số người sử dụng Internet không nói tiếng Anh. Việc kinh doanh của Idiom International đã bùng nổ, Tháng 5-99 chỉ có 3 khách hàng, nay đã có trên 30 khách hàng, nhân viên của công ty đã từ 30 người tăng lên 110 người. Ông Nick Mehta, phó chủ tịch công ty tiếp thị Chipshot.com, cho báo InternetWeek biết công ty ông sử dụng nhu liệu phiên dịch Worldserver của Idiom. WorldTranslator cũng là một nhu liệu công cụ hữu hiệu tạo điều kiện dễ dàng cho sự giao thiệp giữa các biên tập viên và thông dịch viên.

Thông dịch là việc tốn nhiều thì giờ, Idiom đã phát triển kỹ thuật "trí nhớ phiên dịch" có khả năng đối chiếu nội dung nào đã được phiên dịch rồi. Các báo cáo ước lượng chi phí thông dịch do Idiom cung cấp là từ 100ngàn đến 300ngàn đô. Ông Mehta nói : với Chipshot, nếu không có nhu liệu Worldserver, phí tổn thông dịch hàng năm lên tới nửa triệu, chưa kể 5 nhân viên làm việc toàn thời gian để thảo chương và dịch văn bản.

Ở San Diego, một thanh niên gôc Việt - Tường Nguyễn - tổng quản trị công ty DragonCities.com, sử dụng chương trình phiên dịch do công ty WorldPoint (bản doanh Honolulu) cung cấp, cho hay khách hàng của anh là AsiaTech Ventures, Dentsu, Merryl Lynch, Media Lab. WorldPoint cung cấp 10ngàn thông dịch viên và dịch vụ tham khảo hoạt động 24/24 giờ. Từ Tháng 8, DragonCities đã phóng lên Internet 3 ngôn ngữ: Anh, Hoa, Việt, và dự định sử dụng 7 ngôn ngữ. Tường Nguyễn cho biết công ty đã quyết định phát triển chương trình phiên dịch riêng, mướn người Hoa và người Việt trong nước. Rẻ hơn nhiều, và cập nhật về tình hình văn hóa, xã hội tại chỗ. Anh cho biết, "máy dịch" không đem lại kết quả như ý muốn, không biết những ngôn từ thường đàm, càng không biết tiếng lóng của địa phương. Thử thách sắp tới của các công ty cung cấp dịch vụ cho châu Á là phải bắt kịp tốc độ phát triển của điện thoại cầm tay, mà số máy vào năm 2003 được ước lượng là 350 triệu chiếc. Đã có công ty KnowExSolutions phát triển 1 dụng cụ tên tắt là MAE (Multipoint Access Environment) phụ giúp việc thông dịch cho điện thoại cầm tay và máy điện toán cá nhân. (Tin: banhphi)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.