Hôm nay,  

Tổ Chức Lương Thực Thế Giới Nhận Giải Thưởng Nobel Về Hòa Bình

09/10/202014:13:00(Xem: 2714)

blank


Ủy ban trao giải Nobel Hòa Bình đã quyết định Chương trình Lương thực thế giới, thuộc tổ chức Liên Hiệp Quốc, là người nhận giải thưởng cao quý này năm nay, do bởi những nỗ lực của Chương trình nhằm đối phó với nạn đói toàn cầu đang tăng vọt do ảnh hưởng của trận đại dịch Covid-19.

Ủy ban nhận định rằng, những nỗ lực nói trên đã tạo ra những nền tảng hòa bình trong các quốc gia vốn đang bị xâu xé bởi chiến tranh.

Food is the best vaccine against chaos,' committee chair says

Bà Berit Reiss-Andersen, Chủ tịch ủy ban Nobel Hòa Bình Na Uy


Chủ tịch ủy ban Nobel Hòa Bình Na Uy, bà Berit Reiss-Andersen, đã nói trong thông báo người đoạt giải ở Oslo:

“Đối diện với đại dịch, Chương trình Lương thực thế giới đã chứng tỏ khả năng đáng tin cậy, đẩy mạnh mọi nỗ lực nhằm thực hiện mục đích của chương trình. Thực tế những xung đột võ lực, cộng với sự hoành hành của đại dịch đã góp phần làm gia tăng đáng kể số người sống trên bờ vực của sự chết đói.”

Ở nhiều quốc gia, nhất là những quốc gia đang ở trong tình trạng chiến tranh, tình trạng nói trên  (chiến tranh kết hợp với đại dịch Covid-19) đã làm cho triển vọng bị chết đói đối với những người nghèo là có thực. Với cao điểm đại dịch ở mùa xuân năm nay, Chương trình Lương thực thế giới đã ước lượng số người bị đe dọa bởi triển vọng này có thể sẽ gia tăng gấp đôi, tới 265 triệu người.

Năm ngoái, tổ chức này đã trợ giúp thực phẩm cho gần 100 triệu người thiếu ăn trong 88 quốc gia.

Sự công nhận chính thức của Ủy ban Nobel về những nỗ lực của tổ chức Liên Hiệp Quốc ra đời giữa lúc chính phủ Hoa Kỳ dưới sự lãnh đạo của tổng thống Trump đang công khai rút lui mọi sự hỗ trợ cần thiết cho tổ chức quốc tế này.

Từ lúc ông Doanld Trump lên nắm quyền năm 2017, Hoa Kỳ đã rút ra khỏi nhiều tổ chức của Liên Hiệp Quốc, cắt giảm ngân sách ở một số, kể cả ở những hoạt động cứu trợ nhân đạo. Tổng thống Trump cho rằng Hoa Kỳ đã phải mang một gánh nặng trách nhiệm tài chính không công bằng so với nhiều quốc gia khác.

Hồi mùa xuân  năm nay, ông ta đã cho lệnh ngưng việc đóng quỹ vào tổ chức y tế thế giới (WHO), một tổ chức trực thuộc Liên Hiệp Quốc có trách nhiệm điều phối các hoạt động của thế giới nhằm đối phó với đại dịch.

blank


David Beasley, giám đốc điều hành của Chương trình Lương thực thế giới, cho biết rằng tổ chức của ông bầy tỏ lòng biết ơn sâu xa trước sự quan tâm của thế giới đến thành quả khiêm tốn của Chương trình. “
Đây là lần đầu tiên trong đời mình, tôi không thể nói lên lời.”

Ông còn nói thêm rằng danh dự này có được là thành quả những ngày tháng hoạt động không mệt mỏi của các thành viên thuộc tổ chức. “Họ có mặt ngoài đó, ở những nơi phức tạp nhất thế giới trong những thời đoạn khó khăn nhất – bất kể đó là do chiến tranh, do thời tiết khắc nghiệt – những trở ngại đó không làm chùn bước chân họ. Những người đang hy sinh ngoài đó rất xứng đáng nhận được giải thưởng này.”

Trong một bản tuyên bố chính thức nhân danh tổ chức, ông Beasley nhấn mạnh rằng, giải thưởng Nobel về Hòa Bình đã “lôi kéo sự chú ý của thế giới hướng về những thành viên của tổ chức và hướng về những hậu quả tai hại gây ra bởi những cuộc xung đột”; và cho biết thêm rằng tổ chức do ông điều hành luôn luôn sát cánh làm việc cùng với các chính quyền địa phương và các tổ chức bạn chống lại nạn đói.

Ủy ban Nobel cũng xác nhận, giải thưởng Hòa Bình được công bố vào một thời điểm rất quan trọng cho tổ chức khi mà cơn đại dịch toàn cầu đã làm nổi bật lên tình trạng bấp bênh về lương thực, đồng thời cùng một lúc gây nguy hại không nhỏ đến tình hình kinh tế khắp nơi trên thế giới. Ủy ban nhấn mạnh, công việc tài trợ cho những hoạt động  của tổ chức là yếu tố then chốt bảo đảm sự thành công trong việc chống lại nạn đói trên bình diện toàn cầu.

“Thế giới đang đối mặt với nguy hiểm phải trải qua một cuộc khủng hoảng đói kém vì sự phân phối thực phẩm không đồng đều nếu Chương trình lương thực thế giới và các tổ chức yểm trợ thực phẩm khác không nhận được sự hỗ trợ tài chính mà họ đang khẩn thiết yêu cầu.”

Chương trình Lương thực thế giới ra đời vào năm 1961 theo một đề nghị của tổng thống Hoa Kỳ Dwight D. Eisenhower, đã là một tổ chức quan trọng bậc nhất đứng đằng sau các cuộc xung đột quốc tế, với mục đích duy nhất nhằm giúp đỡ những người dân bị ảnh hưởng nặng nề bởi những thảm họa nhân tai, thiên tai; trong đó phải kể đến nạn đói ở Ethiopia những năm 1980s, các cuộc chiến tranh xẩy ra ở Yugoslavia những năm 1990s, trận tsunami ở châu Á năm 2004 và trận động đất ở Haiti năm 2010.

Trong khi đang còn phải đối phó với những thảm họa thiên nhiên, tổ chức còn phải dành phần lớn nhân lực vật lực giúp đỡ những người bị kẹt trong các khu vực giao chiến với công việc ngày càng nặng nề hơn do bởi ảnh hưởng của đại dịch toàn cầu.

Việc trao giải thưởng Hòa Bình cho một tổ chức của Liên Hiệp Quốc sẽ ít gây tranh cãi hơn so với những lựa chọn của ủy ban ở những năm trước đây.

Năm 2019, giải Nobel về Hòa Bình được trao cho Thủ Tướng Ethiopia, ông Abiy Ahmed, dựa vào thành quả công việc ông cố gắng mở lại những cuộc hòa đàm của Ethiopia với quốc gia láng giềng Eritrea, sau đó đã dẫn đến việc bình thường hóa mối quan hệ giữa hai nước và chấm dứt cuộc chiến tranh kéo dài nhiều năm. Ủy ban cũng công nhận những nỗ lực của ông Ahmed mở ra một kỷ nguyên mới cho những mối quan hệ ngoại giao và thương mại.

Tuy nhiên, ngay sau đó, Ahmed đã bị cáo buộc có những sự đàn áp mạnh mẽ các cuộc biểu tình chống đối chính phủ ở trong nước và đã phải hủy bỏ một cuộc  họp báo sau khi đọc diễn văn nhận giải vì những sự chỉ trích của công luận.

Greta Thunberg - Wikipedia

Greta Thunberg


Giải thưởng Nobel về Hòa Bình năm 2020 có khoảng 318 cá nhân và hội đoàn được đề cử, trong đó- nổi bật nhất - phải kể đến Tổ chức Lương thực thế giới (World Food Program) – (đã được xét trao giải). Kế đến là Greta Thunberg, một người hoạt động tranh đấu cho việc ngăn chận những biến đổi của khí hậu. Cô bé 17 tuổi người Thụy Điển này đã từng được chọn là nhân vật tiêu biểu trong năm 2019 của tuần báo TIMES (TIME’s 2019 Person of the Year). 

Will New Zealand's COVID-19 Success Re-Elect Jacinda Ardern? | Time

bà Jacinda Ardern, thủ tướng của Tân Tây Lan (New Zealand).


Một người khác, bà Jacinda Ardern, thủ tướng của Tân Tây Lan (New Zealand). Năm ngoái, 2019, những biện pháp mạnh mẽ nhưng cũng đầy sự hiểu biết thông cảm trong
vụ thảm sát Chritchurch ở Tân Tây Lan đã giúp bà trở thành một trong những ứng viên triển vọng cho giải Nobel Hòa Bình. Năm nay, nhờ vào những biện pháp ngăn chặn bệnh dịch Covid-19 một cách nhanh chóng và hữu hiệu đã giúp Tân Tây Lan trở thành một trong những quốc gia có tỉ lệ người tử vong vì đại dịch thấp nhất trên thế giới và bà cũng đã được đề cử tranh giải Hòa Bình dựa trên thành tựu này.

Đứng xếp hàng sau bà thủ tướng Tân Tây Lan là tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump. Sau nhiều năm phàn nàn rằng ủy ban đã thiếu sự công bằng khi không trao giải thưởng Hòa Bình cho mình. Thí dụ như năm 2018, ông tin rằng mình xứng đáng nhận giải vì đã có công thuyết phục nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong Un từ bỏ vũ khí hạt nhân, nhưng thực tế,  theo các báo cáo của tổ chức Liên Hiệp Quốc, Bắc Hàn vẫn tiếp tục những chương trình phát triển vũ khí hạt nhân của mình. Năm 2019, ông quả quyết mình xứng đáng hơn thủ tướng Ethiopia để nhận giải thưởng nhưng không nói rõ tại sao. Năm 2020, Tổng thống Trump được đề cử nhận giải vì đã có công làm môi giới cho thỏa ước Abraham, theo đó hai quốc gia UAE và Bahrain đã chính thức bình thường hóa quan hệ với Israel. Trong một buổi lễ ký kết diễn ra hồi tháng 9 năm 2020, Tổng thống Trump đã tuyên bố Kế hoạch Hòa Bình Trung đông là một chiến thắng, bất kể việc đã không đạt được một giải pháp cho cuộc xung đột Israel-Palestinian kéo dài hàng thập kỷ.

blank

Loujain al-Hathloul


Ngoài ra, ứng viên khá nặng ký cho giải thưởng Nobel Hòa Bình năm 2020 còn có nhà hoạt động nữ quyền Arab Saudi Loujain al-Hathloul, một phụ nữ 29 tuổi đã từng bị vào tù tháng 5 năm 2018 (chỉ một tháng trước khi vương quốc này cởi bỏ lệnh cấm phụ nữ lái xe) vì các hoạt động tranh đấu cho quyền bình đẳng của phụ nữ trong thế giới Ả Rập. 

Các tổ chức khác cũng được coi là có triển vọng nhận giải là phong trào Black Lives Matter ở Hoa Kỳ vì vai trò lôi cuốn được sự chú ý toàn cầu đến các vấn đề kỳ thị chủng tộc một cách có hệ thống và về sự tàn bạo của cảnh sát trong lúc thi hành nhiệm vụ. Còn phải kể thêm hai tổ chức tranh đấu cho tự do báo chí Ủy ban Bảo Vệ Ký GiảTổ Chức Phóng Viên Không Biên Giới; Các tổ chức đa phương khác như Liên Hiệp Âu Châu và tổ chức tị nạn Liên Hiệp Quốc UNHCR.

(T.Vấn tổng hợp)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NBA chưa có bình luận và Celtics thì không chơi hôm Thứ Năm. Hiện chưa rõ kế hoạch của Tencent không chiếu Celtics sẽ kéo dài bao lâu. Kanter đã mang giày có các chữ “Tây Tạng Tự Do” trong trận đấu vào đêm Thứ Tư. “Hơn 150 người Tây Tạng đã tự thiêu!! – hy vọng rằng hành động như thế sẽ tạo ý thức về Tây Tạng. Tôi đứng lên với những người anh chị em Tây Tạng của tôi, và tôi ủng hộ sự kêu gọi Tự Do của họ,” theo anh đã viết Twitter.
Một băng đảng Haiti khét tiếng với những vụ bắt cóc và giết người trắng trợn đã bị cảnh sát cáo buộc hôm Chủ Nhật, 17 tháng 10 năm 2021 vì đã bắt cóc 17 nhà truyền giáo từ một tổ chức có trụ sở tại Hoa Kỳ, theo Hãng Tin Mỹ AP tường thuật hôm Chủ Nhật. 5 trẻ em được tin nằm trong số những người bị bắt cóc đó. Băng đảng 400 Mawozo đã bắt cóc một nhóm người tại Ganthier, một cộng đồng nằm ở phía đông của thủ đô Port-au-Prince, theo nhà điều tra của cảnh sát Haiti là Frantz Champagne nói với AP.
“Nếu cuộc sống tiếp tục tồi tệ như thế này, tôi sẽ giết các con tôi và tự kết liễu đời mình,” theo Saleha nói với báo Journal. “Tôi không biết là chúng tôi sẽ ăn cái gì bữa tối nay.” “Tôi sẽ cố gắng kiếm tiền để cứu mạng con gái của tôi,” theo người chồng Abdul Wahab phát biểu. Khalid Ahmad, người cho vay, nói với báo Journal là ông phải chấp nhận bé gái 3 tuổi để giải quyết nợ nần. “Tôi cũng không có tiền. Họ đã không trả cho tôi,” theo ông nói. “Vì thế không có chọn lựa ngoài việc nhận đứa con gái.”
Trong nghiên cứu được đăng trong tạp chí Nature Climate Change hôm Thứ Hai, 11 tháng 10 năm 2021, các khoa học gia đã sử dụng máy điện toán để phân tích hơn 100,000 nghiên cứu biến đổi khí hậu. Tổng hợp các kết quả của tất cả những nghiên cứu đó sẽ cho thấy đại đa số thế giới – 80% khu vực đất liền, nơi 85% dân số thế giới sống đang chịu đựng các ảnh hưởng của khủng hoảng khí hậu hiện tại. Đó là phần trăm rất lớn, nhưng các chuyên gia biết con số thực còn cao hơn.
Đức Giáo Hoàng Francis đã công bố điều mà một số người mô tả như là nỗ lực tham vọng nhất để cải cách Công Giáo trong 60 năm, theo bản tin của BBC Tiếng Anh cho biết hôm Chủ Nhật, 10 tháng 10 năm 2021. Tiến trình 2 năm để tham khảo mọi giáo xứ Công Giáo trên khắp thế giới về hướng đi tương lai của Giáo Hội đã bắt đầu tại Vatican vào cuối tuần này.
Hoa Kỳ đã đồng ý cung cấp trợ giúp nhân đạo cho Afghanistan nghèo khổ tuyệt vọng trên bờ vực thảm họa kinh tế, trong khi từ chối thừa nhận chính trị đối với những nhà lãnh đạo Taliban mới của đất nước này, theo Taliban cho biết hôm Chủ Nhật, 10 tháng 10 năm 2021 qua Hãng Thông Tấn Mỹ AP tường thuật hôm Chủ Nhật. Tuyên bố đến vào cuối các cuộc đối thoại trực tiếp lần đầu giữa các cựu thù kể từ cuộc rút quân hỗn loạn của binh sĩ Hoa Kỳ vào cuối tháng 8.
Một vụ nổ bom tự sát của Nhà Nước Hồi Giáo (IS) tại một nhà thờ Hồi Giáo đông nghẹt những tín đồ Hồi Giáo Shiites tại miền bắc Afghanistan hôm Thứ Sáu, 8 tháng 10 năm 2021, đã giết chết ít nhất 46 người và làm bị thương hàng chục người khác trong một thách thức an ninh mới nhất đối với Taliban khi họ chuyển từ nhóm nổi dậy sang chính quyền, theo Hãng Thông Tấn Mỹ AP tường thuật hôm Thứ Sáu.
Một chiếc tàu ngầm nguyên tử của Mỹ đã đụng vào một vật dưới nước ở Biển Đông hôm Thứ Bảy rồi, theo 2 viên chức quốc phòng cho biết qua bản tin của CNN tường thuật hôm Thứ Năm, 7 tháng 10 năm 2021. Một số thủy thủ trên tàu USS Connecticut đã bị thương trong sự kiện này, theo các viên chức cho hay. Không ai bị thương lâm nguy đến tánh mạng, theo một tuyên bố từ Hạm Đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ cho biết. Điều không rõ là tàu ngầm lớp Seawolf có phải đã đụng phải vật gì đó khi đó lặn xuống hay không.
Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) hôm Thứ Tư, 6 tháng 10 năm 2021, đã tán thành việc chích ngừa bệnh sốt rét lần đầu tiên trên thế giới và nói rằng nó nên được chích cho các trẻ em ở khắp Châu Phi trong niềm hy vọng rằng nó sẽ thúc đẩy các nỗ lực bị trì trệ để chận đứng sự lây lan của bệnh do ký sinh trùng gây ra, theo AP tường thuật hôm Thứ Tư. Tổng Giám Đốc của WHO là Tedros Adhanom Ghebreyesus gọi đó là “một thời khắc lịch sử” sau cuộc họp mà trong đó 2 nhóm cố vấn chuyên về sức khỏe Liên Hiệp Quốc đã đề nghị việc chích ngừa này.
Một họa sĩ Thụy Điển nổi tiếng với một bức họa mô tả Tiên Tri Muhammad với thân của một con chó đã bị giết trong một tai nạn xe, theo các báo cáo cho biết qua bản tin của Báo Insider được đăng trên Yahoo.com hôm Thứ Hai, 4 tháng 10 năm 2021. Lars Vilks đã được đặt dưới sự bảo vệ của cảnh sát vào năm 2007 sau khi ông nhận được các lời đe dọa giết chết vì việc ông phổ biến bức họa. Vào lúc đó, Al Qaeda đã treo giải thưởng $100,000 đô la để lấy cái đầu của ông và căn nhà của ông đã bị nổ bom.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.