Hôm nay,  

Điện Kremlin Cảnh Báo Belarus "Cắt Đứt Dây Khỏi Nga"

25/08/202009:09:00(Xem: 2915)


Dẫn nhập: Qua những gì đang xảy ra ở Belarus, mọi thứ đều hướng đến một bước ngoặt, một tương lai không có Tổng thống "Alexander Lukashenko dài hạn" (Langzeit-Praesident / Long term president).

Cách đây 6 ngày, Liên Hiệp châu Âu (EU) đã tuyên bố không công nhận kết quả bầu cử ở Belarus và lên án bạo lực. Nhưng vẫn không gây ấn tượng gì cả đối với tổng thống Lukashenko.


Nhìn chung, dù bất cứ ở đâu - USA, Anh, Pháp, Hồng Kông  … hay như ở cộng sản Đông Đức và Ba Lan cách đây vài chục năm đưa đến sự thay đổi chính trị và thể chế ở Ba Lan và khối Đông Âu thì những cuộc biểu tình ôn hòa luôn luôn được thế giới ủng hộ. Lý do dễ hiểu, chưa gì mà đã bạo động, làm loạn đập phá, cướp của giết người (là ví dụ) thì rất đáng sợ một khi chúng có quyền lực và vũ khí trong tay cho nên người dân bình thường, có nhận xét sẽ không (hay ít khi ủng hộ) thành phần hay đảng phái nào có khuynh hướng và " cố tình hay vô tình làm ngơ " trước những cuộc bạo loạn. Ở Đức cho đến nay nếu biểu tình bạo động bị dân chúng lên án ngay vì quá dễ hiểu, dân chúng lo sợ cho bản thân và gia đình khi an ninh quốc gia bất ổn. Còn ai đồng tình hay bầu cho "đảng nào chủ trương hoặc ủng hộ chúng là quyền cá nhân nhưng sau này đừng than thân trách phận gì cả". Có lẽ Việt Nam (VN) có thể là một ví dụ: sau khi bị cộng sản cưỡng chiếm mà người Miền Nam VN là nhân chứng và đồng thời cũng là nạn nhân vì "chúng" hứa hẹn (ai cũng hứa được khi chưa có để đạt mục đích) đất nước sẽ tốt hơn, đời sống dân sẽ ấm no, có tự do ngôn luận, tự do tôn giáo hơn … nhưng sau đó thì hỡi ơi "tưởng vậy mà không phải vậy" khi Tự Do Dân Chủ, Nhân Quyền…. dưới thời họ sống trong/dưới chế độ mà họ đã cho là "tham nhũng, độc tài, đồi trụy, thiếu tự do … tất cả không cánh mà bay tuốt luốt. Nhưng cái rất lạ là họ ngày nào lớn tiếng thì bao năm qua chẳng dám gì cả. Tại sao họ im lặng .?. Họ sợ sệt ?, điều trước đó không có vì họ xuống đường thường xuyên và được cảnh sát bảo vệ (tìm hình ảnh xưa so sánh sẽ rõ ngay!). Chỉ có họ là người trong cuộc mới biết rõ sự thật và tại sao (?) trong khi đó người dân cộng sản DDR may mắn hơn được sống với chế độ mới TỰ DO, KHÔNG CỘNG SẢN.


Như chúng ta biết, Ba Lan thay đổi chế độ nhờ biểu tình liên tục và ôn hòa. Tương tự cộng sản Đông Đức (DDR cũ) rốt cuộc cũng bị sụp đổ mà khởi đầu là các cuộc biểu tình nhỏ bất bạo động và sau đó với hàng trăm ngàn người kéo dài liên tục vài tháng. Belarus bây giờ tình trạng cũng tương tự nhưng có điều dân chúng sử dụng chiến thuật ôn hòa khác trong đó "phụ nữ là lực lượng biểu tình nồng cốt". 

Chờ xem Belarus sẽ thế nào và số phận Lukashenko có khác gì Honecker của DDR vì Belarus và DDR

giống nhau ở một điểm " cả hai nước (còn) được lính, công an, cảnh sát bảo vệ (khi họ chưa đứng hẵn về phía người dân) và đặc biệt cả hai nước trên đều được giới lãnh đạo Nga chống lưng ".!


Bây giờ mời độc giả theo dõi tin ở dưới. Trân trọng (LNC).


***

          C:\Users\Anmeldung\Downloads\1a15c663b70_belarus (internet).jpg

Hình internet: Tại một cuộc biểu tình ở Minsk, một phụ nữ đưa ra bức ảnh lực lượng an ninh được triển khai chống lại phong trào biểu tình.


Không có cờ EU nào được nhìn thấy trong các cuộc biểu tình ở Belarus. Tuy nhiên, Moscow nhận thấy nguy cơ Minsk có thể quay lưng lại với Nga với phong trào dân chủ. Điện Kremlin rõ ràng đang định vị chính mình.

Minsk (dpa) - Trong cuộc tranh giành quyền lực ở Belarus (Weißrussland), Nga cáo buộc phe đối lập có khuynh hướng chống Nga. Theo cơ quan Interfax, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitri Peskov cho biết các tài liệu của hội đồng điều phối (Coordinating Council) mới về sự thay đổi quyền lực một cách hòa bình đã "đặt trọng tâm vào việc cắt đứt dây khỏi Nga."

"Điện Kremlin có xu hướng với các chính trị gia ở Belarus, những người ủng hộ hợp tác với Nga." Moscow một lần nữa đứng sau Nguyên thủ Quốc gia Alexander Lukashenko. Trong khi đó, hai nhà lãnh đạo nổi bật của phong trào dân chủ ở Belarus đã bị bắt.

Theo phe đối lập, Olga Kowalkowa và Sergei Dylewski đã bị đưa đi trong một chiếc xe chở tù nhân ở thủ đô Minsk. Các nhà chức trách xác nhận vụ bắt giữ. Lý do không rõ ràng. Lukashenko đã nhiều lần đe dọa sẽ đập tan Hội đồng Điều phối của phe đối lập. Ông tuyên bố cơ quan tìm kiếm đối thoại với bộ máy quyền lực là bất hợp pháp. Kowalkowa và Dylewski làm việc trong Đoàn Chủ tịch của Hội đồng Điều phối (Koordinierungsrat/ Coordinating Council).

Vào đầu tuần, cảnh sát đã bắt giữ một số người cầm đầu các vụ đình công trong các công ty quốc doanh. Như trong tuần trước, phe đối lập đã kêu gọi công nhân ngừng việc để phản đối tổng thống lâu năm. Theo các chuyên gia, qua đó Lukashenko có thể bị buộc phải khuỵu gối. Lúc đầu, không rõ lý do tại sao các vụ bắt giữ lại xảy ra - liệu là vì những lời kêu gọi đình công hay quần chúng biểu tình.

Từ hơn hai tuần qua, đã có các cuộc biểu tình và đình công chống lại ông Lukashenko tại đất nước nằm giữa Nga và thành viên EU là Ba Lan. Nguyên nhân do cuộc bầu cử bị lu mờ bởi các cáo buộc giả mạo, trong đó người đàn ông 65 tuổi được tuyên bố là người chiến thắng với 80,1% số phiếu bầu. Theo ước tính của các phương tiện truyền thông độc lập, hơn 200.000 người đã xuống đường ở Minsk vào Chủ nhật qua để yêu cầu ông từ chức. Bộ Nội vụ thì nói về con số tối đa là 20.000.

    C:\Users\Anmeldung\Desktop\Desktop\misnki-demo.jpg

Phe đối lập xung quanh ứng cử viên tổng thống Svetlana Tichanowskaja muốn cho phép chuyển giao quyền lực một cách hòa bình sau 26 năm với Lukashenko ở vị trí lãnh đạo. Đại diện của xã hội dân sự ngồi trong ủy ban. Thành viên nổi bật nhất là Swetlana Alexievich, người đoạt giải Nobel Văn học.

Phe đối lập coi Tichanovskaya là người chiến thắng trong cuộc bầu cử ngày 9 tháng 8 năm2020. Hôm thứ Hai, sau cuộc gặp với Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Stephen Biegun khi đang sống lưu vong ở Lithuania, EU, bà nói: "Chúng tôi luôn nói rằng chúng tôi sẵn sàng đối thoại." Phe đối lập mở cửa cho các tổ chức hòa giải quốc tế.

Truyền thông nhà nước cho rằng phe đối lập đang tìm cách ly khai với Nga là đồng minh quan trọng nhất của họ. Cựu Bộ trưởng Văn hóa Pawel Latuschko đã dứt khoát bác bỏ điều này ở Minsk. Không có lực lượng cực đoan chống Nga nào trong Hội đồng điều phối. Ông đã nói: “Không ai có ý định xây bức tường thành Nga."

Thay vào đó, không có lực lượng chính trị nào ở Belarus ngày nay có khả năng nắm đa số với chính sách chống lại Nga. Ngoài ra, cả hai nước đều có mối liên kết cực kỳ chặt chẽ trong lĩnh vực ngoại thương, ông nói tại một cuộc họp báo. Latuschko, người từng là nhà ngoại giao và bộ trưởng, là thành viên nổi bật nhất trong đoàn chủ tịch của hội đồng cho biết hơn 40% hàng xuất khẩu của Belarus đến nước láng giềng.

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov trước đó đã chỉ trích các đối thủ của ông Lukashenko. Ông cáo buộc Tichanovskaya tìm kiếm lối thoát của Belarus khỏi Liên minh Kinh tế Á-Âu do Nga dẫn đầu cũng như hiệp ước an ninh tập thể, vốn cung cấp hỗ trợ quân sự từ Moscow trong trường hợp bị tấn công, nhà ngoại giao trưởng cho biết tại một diễn đàn thanh niên hôm Chủ nhật. Việc giải thể liên hiệp của cả hai nước cũng như việc Belarus gia nhập EU và NATO cũng đã được lên kế hoạch.

Lukashenko đã thông báo lại cho người đứng đầu Điện Kremlin Vladimir Putin về tình hình ở Belarus, theo thông tin từ Minsk và Moscow. Trong khi đó, tại cuộc họp trước khi khai giảng năm học mới, Lukashenko yêu cầu, theo cơ quan nhà nước Belta, rằng tất cả những giáo viên không ủng hộ ông phải bị sa thải. Ông ta đã nhiều lần đe dọa các nhân viên là chính phủ sẽ sa thải và tước đoạt sinh kế của họ nếu họ ủng hộ các cuộc biểu tình.

Một số nhà giáo dục, cũng như các thành viên của cơ quan an ninh và nhân viên trong Bộ Ngoại giao, cũng như các nhà báo trên các phương tiện truyền thông nhà nước, đã công khai quay lưng lại với Lukashenko - một phần trong các tin nhắn video. Người đứng đầu nhà nước đã nói trong trường hợp của các nhà báo rằng sự cạnh tranh rất khốc liệt. Ông đã "tự đặt hàng (orders himself)" các phóng viên cho các phương tiện truyền thông nhà nước từ nước láng giềng Nga.


Lukashenko, người còn được gọi là "nhà độc tài cuối cùng ở châu Âu", đã cho xem hình mình với một khẩu súng Kalashnikov vào Chủ nhật. Ông ta lại đe dọa đàn áp các cuộc biểu tình của đối thủ của ông. Các hành động cũng đã được tiếp tục vào thứ Hai. Theo các nhà hoạt động nhân quyền, 4 người hiện đã thiệt mạng.


Đức kêu gọi phải làm rõ. Người phát ngôn chính phủ Đức Steffen Seibert cho biết chính phủ liên bang đã bị sốc trước các báo cáo rằng người dân đã thiệt mạng trong quá trình biểu tình và bắt giữ những người biểu tình ôn hòa. Có những báo cáo về việc từng xác chết được tìm thấy - "điều đó phải được giải thích đầy đủ".



*  ©   Lê Ngọc Châu chuyển ngữ, tóm lược chiều ngày 25.08.2020

- theo https://de.yahoo.com/nachrichten/lage-belarus-gespannt-neue-streiks-… &  internet

  (Ngày 24 tháng 8 năm 2020, 08h05 sáng CEST) &  hình từ internet

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thủ tướng Scott Morrison cho biết, Úc Đại Lợi sẽ cùng Hoa Kỳ tẩy chay ngoại giao Thế Vận Hội Mùa đông ở Bắc Kinh, dù quyết định có thể sẽ làm xấu đi mối quan hệ song phương vốn đã cay đắng, theo trang Reuters đưa tin hôm Thứ Tư, 8 tháng 12 năm 2021. Hôm Thứ Hai, 6 tháng 12 năm 2021, Hoa Kỳ tuyên bố sẽ không cử các quan chức chính phủ của mình đến tham dự Thế Vận Hội Bắc Kinh, để phản đối “hành động tàn bạo” xâm phạm nhân quyền của Trung Quốc. Tuyên bố được đưa ra chỉ vài tuần sau các cuộc đàm phán nhằm xoa dịu quan hệ căng thẳng giữa hai bên. Sau đó, Trung Quốc đã cảnh báo Hoa Kỳ sẽ “trả giá” cho quyết định của mình và về “các biện pháp đáp trả kiên quyết”.
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã cảnh báo Tổng thống Nga Vladimir Putin rằng phương Tây sẽ áp đặt “các biện pháp kinh tế mạnh mẽ cùng các biện pháp khác” đối với Nga nếu họ xâm lược Ukraine, trong khi ông Putin yêu cầu đảm bảo rằng NATO sẽ không mở rộng xa hơn về phía đông, theo trang Reuters đưa tin hôm Thứ Ba, 7 tháng 12 năm 2021. Hai nhà lãnh đạo đã có cuộc hội đàm trực tuyến kéo dài hai giờ về Ukraine và các tranh chấp khác về mối quan hệ Mỹ-Nga, vốn đã rơi xuống mức thấp nhất kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc hơn ba thập kỷ trước, khi Nga có hàng chục nghìn quân lính ở biên giới Ukraine.
Công ty dầu hỏa Mỹ ExxonMobil tiếp tục các kế hoạch khai thác khí đốt tại mở Cá Voi Xanh năm ngoài khơi bở biển Việt Nam bất chấp sức ép của Trung Quốc, theo bản tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) tường thuật hôm 8 tháng 12 năm 2021.
Trưởng phòng báo chí Tòa Bạch Ốc Jen Psaki cho biết, chính quyền Biden sẽ không cử phái đoàn chính thức của Hoa Kỳ đến Thế vận hội Mùa đông 2022 ở Bắc Kinh như một tuyên bố chống lại “tội ác diệt chủng và chống lại loài người đang diễn ra ở Tân Cương,” theo trang CNN đưa tin hôm Thứ Hai, 6 tháng 12 năm 2021. Các vận động viên Hoa Kỳ sẽ vẫn được phép thi đấu tại Thế vận hội, nhưng chính quyền sẽ không cử các quan chức chính phủ tới các trận đấu. Chính sách tương tự cũng được áp dụng cho Thế vận hội Paralympic (Thế vận hội cho người khuyết tật), cũng sẽ diễn ra ở Bắc Kinh.
Ủy ban Quản lý Thiên tai Quốc gia Indonesia (BNPB) cho biết hôm Chủ Nhật, 5 tháng 12 năm 2021, vụ phun trào đã khiến 56 người khác bị thương, trong đó có 35 trường hợp nghiêm trọng, sau khi tro bụi bao phủ các ngôi làng và khiến người dân phải chạy khỏi những đám mây bụi dày đặc. Theo Ủy ban, 5 trong số các nạn nhân vẫn chưa được xác định và 9 người vẫn đang mất tích. Khoảng 1.300 người đã phải di dời đến các trung tâm sơ tán. Hàng trăm ngôi nhà đã bị phá hủy hoàn toàn và 33 trường học bị hư hại do vụ phun trào.
Tổng Thống Hoa Kỳ Joe Biden và Tổng Thống Nga Vladimir Putin sẽ đối thoại qua cuộc gọi video vào Thứ Ba tới, theo Bạch Ốc cho biết, giữa những căng thẳng đang gia tăng về vấn đề Ukraine, theo bản tin của BBC tiếng Anh tường thuật hôm Thứ Bảy, 4 tháng 12 năm 2021. Tin này đến sau khi Ngoại Trưởng Mỹ Antony Blinken nói rằng Hoa Kỳ có bằng chứng cho thấy Nga đã lên các kế hoạch cho một cuộc tấn công ở “quy mô rộng lớn” vào Ukraine. Nhưng ông nói thêm rằng điều không rõ là không biết Ông Putin đã có quyết định sau cùng để xâm lăng chưa.
Tình hình Biển Đông ngày càng u ám khi Trung Quốc tiếp tục “các hành động đơn phương có vấn đề” đã làm cho Mỹ và Liên Âu quan ngại và khiến cho Mỹ gia tăng sự hiện diện quân sự của họ ở Biển Đông qua các cuộc tập trận chung với các nước trong vùng và thực hiện những chuyến đi lại “tự do hàng hải” trong vùng biển này, theo hai bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Sáu, 3 tháng 12 năm 2021.
Chính phủ liên bang và tiểu bang đã đồng ý vào thứ Năm 02.12.2021 để thắt chặt đáng kể các quy tắc về Corona ở Đức. Trong số những thứ khác, sẽ không chỉ có những hạn chế tiếp xúc đáng kể đối với những người chưa được tiêm chủng. Cũng không thể đến được rạp chiếu phim, đến tham dự các sinh hoạt hoặc đi mua sắm.
Như vậy là TQ đã thực hiện được một phần trong kế hoạch “một đai một đường” để khống chế Đông Nam Á và sẽ mở rộng ra thế giới mà cụ thể là TQ và Lào đã xây xong con đường xe lửa cao tốc trị giá 5.9 tỉ đô la qua xuyên qua Lào, theo bản tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) phát đi hôm Thứ Sáu, 3 tháng 12 năm 2021, giờ VN.
“Bằng lương tâm, tôi không thấy cách nào tôi có thể yêu cầu các lực sĩ của chúng tôi cạnh tranh ở đó khi mà Peng Shuai không được phép thông truyền tự do và có vẻ bị đàn áp để nói ngược lại sự cáo buộc về tấn công tình dục của cô. Với tình hình hiện tại, tôi cũng rất quan ngại về những nguy hiểm mà tất cả cầu thủ và nhân viên của chúng tôi sẽ đối diện nếu chúng tôi tổ chức các giải đấu tại Trung Quốc vào năm 2022.” Hành động của WTA đã được chào đón bởi nhiều nhân vật quần vợt thế giới đã và đang vận động cho sự an toàn của Peng.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.