Hôm nay,  

Cam Bốt Ép Dân Đón Họ Giang: 100,000 Dân Cầm Cờ Vẫy

07/12/200000:00:00(Xem: 5138)
PHNOM PENH (KL) – Đặc phái viên Michiharu Honda của nhật báo Yomiri của Nhật Bản đã ghi nhận như sau :

Em Thit là một em trai chín tuổi, cũng như hầu hết các học sinh đồng lớp, đã xép hàng ngang đứng bên lề đường vào buổi sáng sớm còn sương mù tại ngoại thành Nam Vang, hai tay cầm lá cờ nhỏ của Kampuchia và Trung quốc.

Truớc một ngày, thầy giáo của lớp đã dặn các em học trò: “Ngày mai có vị chủ tịch Giang Trạch Dân của Trung quốc, ông là một quốc khách rất quan trọng đối với Kampuchia của chúng ta, ông sẽ tới đây. Dầu cho các em có buồn ngủ đi nữa, cũng dáng phất cờ để hoan nghênh chào đón ông ta.” Sau đó nhà giáo đã giao các lá cờ nhỏ cho từng em một.

Song em Thit chẳng chú ý tới lời của thầy giáo. Em vào hàng đứng dọc bên đường, mếu máo khóc, bởi vì thầy giáo đã ra huấn thị và có thêm “Nếu em vắng mặt, em sẽ bị ghi vắng mặt bốn ngày không đi học.” Hình ảnh của em Thit cho thấy rõ sự xác định của chính quyền Kampuchia phải trải thảm đỏ ra khi họ Giang tới Nam Vang ngày 13 Tháng mười một.

Ngày đón tiếp, suốt dọc đường 10 cây số từ phi cảng Pochentong nằm ở ngoại thành cho tới dinh Hoàng gia Kampuchia nằm ngay trong trung tâm thành phố, 100 ngàn người dân đã được huy động cho cầm lá cờ nhỏ của Kampuchia và Trung quốc, tất cả đều bị ép buộc phải vẫy cờ khi xe chủ tịch họ Giang chạy ngang qua.

Còn nữa, một bức chân dung vĩ đại của họ Giang và vợ của nhà chủ tịch được dựng ngay mặt tiền của thương xá trông ngang sang dinh của Hoàng gia Kampuchia, và người ta đã nhìn thấy các công dân Kampuchia hai tay bê những bức hình chân dung của họ Giang chìa ra trước tựa như những nguời ăn mày đang xin tiền.

Mặc dầu trước đó Thủ tướng Keizo Obuchi cũng đã tới thăm Kampuchia vào tháng giêng, nhà thủ tướng đã không nhận được sự nghênh đón rầm rộ như thế.

Chính phủ Trung quốc đã nhăn nhó khi lịch sử của Kampuchia được nói tới, bởi vì Trung quốc đã hỗ trợ người và vũ khí cho Khmer đỏ của nhà độc tài Pol Pot, nhà độc tài này đã khờ dại cho áp dụng chủ thuyết Mao để giết vài triệu người dân Kampuchia không thù, không oán, và hiện nay đa số dân của quốc gia này vẫn còn cảm thấy căm hận.

Khi sự viếng thăm của họ Giang tại Kampuchia được công bố, tổ chức sinh viên Kampuchia được đảng đối lập của Sam Rainsy hậu thuẫn đã yêu cầu Trung quốc phải ngỏ lời xin lỗi chuyện đã làm trong quá khứ. Nhưng chính quyền Kampuchia đã cam kết với Trung quốc sẽ cho các lời lẽ có tính cách chỉ trích như thế đuợc chìm xuồng và thay bằng điệp khúc với giọng ca hoan nghênh đón chào .

Nhưng tôi không thể nào nhịn được sư nghi ngờ như thực tình các nhà cầm đầu của chính quyền Kampuchia có chân thành tiếp đón sự thăm viếng của họ Giang không đây.

Khmer đỏ đã khâm phục chủ nghĩa Mao, nắm quyền kiềm soát toàn bộ Kampuchia năm 1975. Sau khi chính quyền Khmer đỏ đã nắm quyền, chính quyền này đã đưa súng cho du kích, có những nước mũi chẩy không biết lau sạch, bọn này đã chĩa súng và xua đuổi dân thành thị về làng quê để hành hình, chúng không cần biếtï là công chức của chính quyền cũ hay các nhà trí thức như bác sĩ và giáo sư, những người này dã bị chúng coi như là bọn tư bản đầu trâu, mặt ngựa cần phải bị giết, theo như lời dã dạy của bác Mao ở Trung quốc.

Chính phủ Trung quốc thời đó đã khen ngợi Pol Pot là một cậu học trò xuất sắc của truờng học Mao Trạch Đông và đã đón tiếp cậu học trò một cách hết sức sa phí khi cậu học trò này đã viếng thăm Trung quốc năm 1977.

Nhưng trới bất dung gian, tình thế thảm thương thay đổi, Heng Samrin và Mặt trận Quốc gia Kampuchia Cứu quốc của Samrin được bộ đội Việt Nam hậu thuẫn đã giải phóng Nam Vang thoát khỏi bàn tay của Khmer đỏ năm 1979.

Sau khi Mặt trận này lấy đuợc quyền, Trung quốc vẫn còn tiếp tục ủng hộ Khmer đỏ để mở chiến tranh du kích theo chiến lược của Mao “Lấy thôn quê bao vây thành thị” và đã coi chính phủ Samrin như là mộ kẻ thù và cho gọi chính phủ này là bù nhìn của Việt Nam.

Ngoài ra Trung quốc còn cho quân đội lấn chiếm phía bắc của Việt Nam ngay sau năm đó, tuyên bố Trung quốc dạy Việt Nam bài học về tội gây hấn với Kampuchia. Chính Trung quốc đã cho mở ra cuộc chiến tranh biên giới này đối với Việt Nam.

Đối với Thủ tướng Hun Sen, thủ tướng là một thành viên trong cấp lãnh đạo của chính phủ Heng Samrin, Trung quốc là một kẻ thù không đợi trời chung. Tuy nhiên, có chuyện lạ kỳ, Hun Sen và chính quyền Trung quốc đã nhanh chóng thắt chặt các mối quan hệ sau khi Hun Sen như là nhà thủ tướng đứng hàng thứ hai đã đuổi hoàng tử Norodom Ranariddh, nhà thủ tướng đứng hàng thứ nhất, chạy tóe khói ra nước ngoài trong cuộc bắn nhau vào tháng bẩy 1997 như hai tay cao bồi của vùng viễn Tây của Hoa kỳ đấu súng trong một quán rượu.

Trong khi các quốc gia khác đã treo viện trợ cho Kampuchia, tố giác Hun Sen dùng quân lực để nắêm quyền, riêng Trung quốc vẫn hỗ trợ và viện trợ cho Kampuchia như trước.

Để đáp nghĩa ủng hộ của Trung quốc, Hun Sen đã ép buộc Đài Loan phải đóng văn phòng công tác kinh tế và văn hóa tại Nam Vang, văn phòng này tương đương với tòa đại sứ, điểm này cho thấy rõ Hun Sen đã ủng hộ chính sách “Một Trung quốc”.

Hơn nữa, đối với đảng Nhân dân Kampuchia cầm quyền, Trung quốc rất có ích, là một quốc gia thành viên thường trực tại Hội đồng An ninh của LHQ, Trung quốc đã phản đối các nhà cầm đầu nằm trong LHQ và các quốc gia Tây phương về việc cho lập tòa án đặc biệt để xử các người cầm đầu của Kmer đỏ về tội diệt chủng, Trung quốc đã nhấn mạnh đó là chuyện nội bộ của nhân dân Kampuchia các người không được xen vào.

Đảng này đã tìm ra được chỗ dựa bởi vì đa số các người trong chính quyền, trong đó có cả Hun Sen từng là người của Khmer đỏ. Hun Sen nguyên là một sĩ quan của Khmer đỏ hồi xưa. Cho nên mặc dầu vì những lý do của quốc gia đối với đảng này, chủ đích thực sự là tránh cho thành lập một tòa án có thể lôi ra những hoạt động quá khứ. Ngay chính nhà vua Sihanouk cũng có lần đã đi theo chân Khmer đỏ.

Trong lúc viếng thăm, chủ tịch họ Giang đã không đề cập tới chuyện diệt chủng của Khmer đỏ, nhà chủ tịch này lại nhấn mạnh thành lập đường hướng tương lai về quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai quốc gia này.

Một giới chức của bộ ngoại vụ Trung quốc đã cho biết : “Trung quốc đã ủng hộ Khmer đỏ để giúp nhân dân Kampuchia bảo vệ chủ quyền và độc lập của mình. Trung quốc chưa bao giờ hỗ trợ các đường lối xấu (do Khmer đỏ chủ trương).” Lời tuyên bố này hình như cho suy đoán sâu về cái có thể Trung quốc sẽ chịu ảnh hưởng ngược về chuyện diệt chủng.

Nói vắn tắt, chính quyền Kampuchia và Trung quốc, hai nước là kẻ thù của nhau, hiện nay có lợi ích giống nhau trước vấn đề thành lập tòa án quốc tế đặc biệt.

Tôi nghi ngờ lý do Hun Sen đã cho quên dĩ vãng và đem thảm đỏ trải ra để cho họ Giang đi. Chuyện này còn rơi vào trường hợp của nhà vua Sihanouk, 15 gồm toàn con và cháu của nhà vua đã bị Khmer đỏ đem ra giết.

Khi nhà vua hướng dẫn họ Giang công du sự tàn phá của đền Angkor Wat, nhà vua đã phải nén cơn giận lại đối với Trung quốc về việc phá đi di tích của một nền văn minh Kampuchia ngày xưa đứng vào hàng kỳ quan của thế giới.

Nhưng khốn nỗi, sự thực của lịch sử lại trớ trêu, chính phủ Trung quốc và Khmer đỏ là đồng minh thân thiết và đa số những người nằm trong cấp lãnh đạo của chính quyền Kampuchia trước đây đã từng là người của Khmer đỏ, nhất là đối với dân Á Đông thường nặng nghĩa ân tình nằm trong các lương tri theo Khổng- Mạnh.

Dầu sao, các người cầm đầu của Trung quốc cũng như Kampuchia cố hết sức mình để tránh trách nhiệm và cho tội diệt chủng là chuyện riêng của người Kampuchia, hành động của cả hai đã gặp sự lãnh đạm của đa số dân chúng Kampuchia, chính mắt những người dân này đã nhìn thấy những người như cha mẹ, anh em, chị em và con cháu đã bị bàn tay của bọn Khmer đỏ giết chết vì sự ám ảnh những lời hão huyền của họ Mao thù tư bản, nằm trong sách lược của Trung quốc cho bành trướng vùng Đông Nam Á để nối Singapore với Bắc Kinh.

Thái Lan hiện nay không thành vấn đề đối với Trung quốc, hiện nay trong thân thích hoàng gia Thái Lan có nhiều nhân vật mang tên Thái gốc Trung quốc, họ đang vọng về phương Bắc, mong chân trời phía đông được ửng hồng.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.