Hôm nay,  

Mỹ Đền Bồi: Trao Bằng Luật Sư 100 Năm Sau

04/03/200100:00:00(Xem: 3702)
OLYMPIA, Washington (KL) - Tin của AP - Takuji Yamashita chưa bao giờ được phép để hoàn thành giấc mơ nhân quyền của mình. Trên 40 năm sau khi chết, cuối cùng giấc mơ ấy mới làm được, theo như tác giả Rebecca Cook viết ra.

Khi Takuji Yamashita bỏ xứ Nhật năm 1893 để ra đi làm giầu trên mảnh đất Hoa kỳ, ông đã thề với cha mẹ ông sẽ bước đi trong đường danh dự. Ông giữ đúng như lời đã hứa, ngay cả khi Hoa kỳ làm ông thất bại.

Là một nhà học giả lỗi lạc, ông Yamashita đã tốt nghiệp trường luật của University of Washington năm 1902. Nhưng tòa án thượng thẩm của tiểu bang đã chặn, không cho ông gia nhập vào hàng luật sư bởi vì ông là người da vàng. Gần một thế kỷ sau, tòa án thượng thẩm này sẽ lấy lại công lý theo như ông Yamashita đã đòi. Ngày thứ năm này tòa sẽ chấp nhận ông vào hàng luật sư sau khi quá vãng.

"Ông đã tin tưởng vào giấc mơ của người Hoa kỳ, ông đã tin tưởng hơn cả những ngưới Hoa kỳ đã tin vào thời gian đó. Ông là người tiên phong của nhân quyền," theo như lời của Gerry Alexander, quan chánh tòa thượng thẩm.

Ông Yamashita đã bỏ Nhật Bản ra đi lúc 18 tuổi, đã viết "Ngay cả trường hợp những nhà thống trị không hành xử như những nhà thống trị tốt, tôi sẽ phải hành xử như một tôi tớ trung thành." Ông học tiếng Anh rất mau và đã học xong hết trung học của Tacoma trong hai năm. Ông đã làm việc 10 giờ một ngày tại một nhà hàng trong khi theo học luật và đã thi đậu luật sư với số điểm mà tờ báo Seattle Times cho biết là điểm số cao không thể nào tưởng tượng nổi.

Nhưng ông không có thể nào thoát nổi tinh thần kỳ thị da vàng của thời đại đó. Luật của tiểu bang cho đã cho biết, chỉ có công dân Hoa kỳ mới có thể hành nghề luật sư, hơn nữa năm 1902, những người Á Đông thường trú tại Hoa kỳ không có quyền để trở thành công dân Hoa kỳ.

Vào lúc 17 tuổi, ông Yamashita đã đấu lý về trường hợp của ông với Tối Cao Pháp Viện của Hoa kỳ. Pháp viện này đã gạt ông ra. Có rất nhiều tiền án đã loại bỏ người Á Đông để cấp cho quyền công dân, tòa án này đã phán " tuân theo di chiếu của những người đến định cư đã lập ra quốc gia Hoa kỳ."

Cơ hội để hành nghề luật sư bị bác bỏ, ông Yamashita đã trở thành một doanh gia tại Bremerton, ngang vùng Puget Sound của Seattle. "Ông tạm đóng trang sử này, ông hoàn toàn không ngó tới nữa," theo như sử gia Ron Magden cho biết.

Năm 1921, khi tiểu bang Washington chặn những người Á Đông không cho quyền tư hữu hay cho mướn thổ trạch, ông Yamashita lúc đó 47 tuổi, ông cũng đã ra sức để tranh đấu với tòa án. "Các giáo sư của ông đã nói cho ông biết, luật lệ là hợp lý , công bằng và ngay thẳng và ông đã tin vào luật. Sự kiên trì đó và tin tưởng vào luật pháp như thế - Ông ta phải là một luật sư đáng nể," theo như lời của Jack Chin, một giáo sư về luật học của trường University of Cincinnati, người đang viết về ông Yamashita.

Tới lúc này, ông Yamashita đã tranh đấu bằng mọi cách với Tối Cao Pháp Viện của Hoa kỳ.
Tòa thượng thẩm đã đồng ý với Washington, toà đã khước từ những người thường trú sinh quán tại Nhật lần nữa để có cơ hội trở thành những công dân của Hoa kỳ. Chiếu theo các tiền án, tòa án này đã tuyên án theo sự phán quyết năm 1902 chặn ngay không cho ông Yamashita trở thành luật sư để được cãi với tòa.

Ông Yamashita cùng gia đình lập nghiệp tại một trang trại có một công ty làm bình phong. Tại trại này, cả gia đình đã lập ra vườn trái dâu, phát triển nghề nuôi sò và gây được cảm tình với tất cả những dân da trắng sống xunh quanh. Trường hợp ông Yamashita cay đắng mùi đời, không có một ai nhìn thấy. Hầu hết dân chúng chưa bao giờ biết, ông ta đã từng học để ra làm luật sư.

"Ông ta lúc nào cũng cười và bận rộn tối ngày," theo như lời của Carrie Somers La Point, một người hàng xóm cũ, đã cho biết.

Vào ngày 7 tháng chạp 1941, người Nhật bỏ bom Trân Châu cảng, lôi Hoa kỳ vào Thế Chiến II, 110 ngàn người có dòng máu Nhật Bản đã bị cầm tù hay cho trục xuất. Những người mang tên họ Yamashita đều nhận được lệnh phải trình diện tại trại tập trung sau vài ngày nhận được giấy báo. Những người mang họ này đã đến từng nhà một tại Siverdale để cho những thứ gì mà họ không có thể mang đi được.

Cũng giống như những gia đình Mỹ lai Nhật khác, gia đình Yamashita mất hết mọi thứ. Vì sống trong trại tập trung, họ không trả được tiền thuế và tiền nợ, họ bị mất nhà, mất doanh nghiệp và các vườn trại. Khi những người Nhật được phóng thích khỏi trại tập trung, vợ chồng Yamashita đã sống với một trong những người con gái tại Seattle. Ông Yamashita rút về làm việc như người giữ nhà cho con. Người con gái mất năm 1957, cả hai vợ chồng quay trở về Nhật Bản, được hai năm sau ông Yamashita giã từ đời để ra đi.

Đứa chắt của ông là Naoto Kobayashi, 46 tuổi, đứa chắt này sẽ đi tới Olympia để dự lễ phong luật sư của Tối Cao Pháp Viện. "Tôi cảm thấy quá hãnh diện," theo như lời của ông Kobayashi, người đang dạy học tiếng Nhật tại Manchester, Maine.

"Tôi có thể nhìn thấy ông cố đang mở miệng cười lớn," ông Kobayashi nói ra và tưởng như thấy phản ứng của ông cố mình. "Đây là một việc quan trọng to tát cho mọi người bây giờ, không chỉ riêng cho dân Hoa kỳ gốc Nhật bản, mà còn cho bất kỳ ai."

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.