Hôm nay,  

Võ Tầu, Võ Nhật Đấu Kinh Tế Kiểu “long Vân Hý Nguyệt”

15/12/200200:00:00(Xem: 4459)
TOKYO (KL) - Bức tranh “Long Vân Hí Nguyệt cầu” cho người ta ngẫu cảm thấy Trung quốc đang bầy ra bối cảnh “Trung quốc đằng vân trước quốc gia mặt trời mọc”.
Theo ký giả James Brooke, nhờ vào nền kinh tế lớn gấp bốn lần Trung quốc, Nhật bản vẫn viện trợ nhỏ giọt cho nước lân bang khổng lồ đang vẫy vùng vào nền kinh tế toàn cầu. Nhưng Trung quốc hiện là một quốc gia có quyền lực kinh tế.
Có lần Trung quốc đã thẳng thừng đánh thuế cao, vọt hẳn lên đối với số sắt thép Nhật cho nhập khẩu Trung quốc. Công ty thép của Nhật đã buộc phải công bố bỏ ra một tỷ Mỹ kim để liên doanh đầu tư với nhà máy thép lớn nhất của Trung quốc, lập ra một nhà máy cán thép tấm tại Trung quốc.
Khi ông Lý Đăng Huy, nguyên tổng thống của Đài Loan, xin chiếu khán để nhập cảnh Nhật bản, nơi ông từng theo học đại học; Bộ ngoại giao Nhật đã phải từ chối yêu cầu này, viện cớ tránh sự thù hận của Trung quốc.
Cũng ngay trong tuần này, Trung quốc đã tỏ thái độ thâm thù Nhật bản, khi cho trục xuất một tuỳ viên quân sự và một nhà vận động viên nhân quyền của Nhật bản.
“Việc này cho thấy Nhật bản đã mất hẳn sinh khí, còn Trung quốc hăng say tự tin,” theo lời của C.H. Kwan, một kinh tế gia tại Đông Kinh.
Nhật bản, một quốc gia giầu có với một dân số đang lão hóa có vẻ như đang bị Trung quốc càng ngày càng bắt nạt thêm.
Cấp lãnh đạo Trung quốc mới đây đã thiết định một mục tiêu có nhiều tham vọng là nền kinh tế của Trung quốc phải cho tăng lên gấp bốn lần vào khoảng một ngàn tỷ Mỹ kim trong vòng hai chục năm tới. Mục tiêu của Nhật bản thì lại quá khiêm tốn, chỉ lo chấm dứt nạn giảm lạm phát và khống chế được những khoản nợ xấu của ngân hàng Nhật vào năm 2005.
Bằng một phần muời dân số của Trung quốc, Nhật bản càng ngày càng muốn quật khởi để trở về tư thế ngày xưa tại vùng Á châu: một quốc gia nằm ngoài vòng cương tỏa của đế chế Trung quốc.
Đầu tháng muời một này, trong cuộc họp vùng Á châu ở thủ đô Nam Vang tại xứ chùa tháp, có tiếng đồn ầm là thủ tuớng Chu Dung cơ của Trung quốc đã phác họa ra cảnh “Hoa Kinh hí Thái cầu”, lập nét đại cương cho một thỏa hiệp mậu dịch tự do có nền móng Trung quốc, thoả hiệp này được định thành hình vào năm 2010.

Thủ tướng Junichiro Koizumi của Nhật bản đã phản đòn Trung Quốc bằng một thỏa uớc phi mậu dịch do chính ông đưa ra để cho cân bằng khi Trung quốc đưa đề nghị tạo ra một thỏa hiệp tương tự giữa Trung quốc, Nam Hàn và Nhật bản.
Ông Koizumi biết rõ từ lâu, nghị viện bảo thủ của Nhật bản đã bác đề nghị này để chấp nhận một sự giải phóng mậu dịch như thế, ông tuyên bố :
“Chúng tôi đứng làm trung gian theo quan điểm dài hạn trước vần đề này.”
Tuần báo Nikkei, một tạp chí kinh tế dẫn đầu tại Nhật, đã loan tin sự chấn động của Nhật về đề nghị mậu dịch tự do của Trung quốc đưa ra tại Nam Vang, tờ báo này viết :
“Nhật bản muốn nắm chắc việc dẫn đầu kinh tế này, trong khi cảm thấy mối hăm dọa của Trung quốc càng gia tăng, Trung quốc đang công khai cho bành trướng quyền lực kinh tế của mình trong vùng này, một vùng đã có sẵn các Hoa thương nắm cổ hầu kinh tế đang tiếp tay ủng hộ.”
Cũng tại Nam Vang, Trung quốc đã làm giảm bớt căng thẳng về quần đảo Trường sa, có những hòn đảo nhỏ trải ra rộng mà Trung quốc, Đài Loan, Phi Luật Tân, Mã lai, Brunei và Việt Nam đều lên tiếng có chủ quyền về một số đảo nào đó. Sáu quốc gia này đã ký một thỏa uớc tự ứng xử để tránh việc hầm hừ hay sự leo thang tranh chấp của Trung quốc bằng các đội thủy hạm.
Trong khi ấy, Nhật bản còn đang bận bất đồng ý với Nga về bốn hòn đảo nằm ở phía bắc Nhật bản, thuộc dẫy đảo Lưu Cầu Kiều. Bốn hòn đảo này của Nhật đã bị Liên bang Sô viết lợi dụng sự chấm dứt của thế chiến thứ hai lấn chiếm. Dân chúng sống trên các hòn đảo này đều là người Nhật, họ vẫn còn giữ mối quan hệ với Nhật bản.
Nhật bản lên tiếng về chủ quyền của các hòn đảo này và đã bác hẳn việc ký một hòa uớc với Nga cho tới khi các hòn đảo này được trao trả lại Nhật bản. Tổng thống Vladimir Putin của Nga xem ra đã không có ý để lại các hòn đảo đã lấn chiếm nằm trong cương thổ của Nhật.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.