Hôm nay,  

Công Ty Liên Doanh Hoa-mỹ Lãnh Đủ Loại Đòn Ngầm

24/11/200200:00:00(Xem: 4375)
Một buổi chiều đẹp trời tháng Giêng, một người Trung Hoa chạy đến chiếc xe chở hàng cỡ nhỏ đậu trước công ty liên doanh Hoa - Mỹ, đập mạnh lên cửa xe rồi quẳng một xấp văn kiện lên chân người tài xế.
Người tài xế bị sửng sốt này gọi ông Alex Smayda, dân California 33 tuổi, đang dự buổi họp hội đồng ở tầng trên.
Những văn kiện đó, cũng như các phát giác về sau, cho thấy giới chức Trung Hoa thuộc công ty liên doanh kể trên đã bí mật thành lập các công ty riêng để cạnh tranh với chính công ty liên doanh này. Giới chức Trung Hoa nội gián cũng đã ký thác 400.000 mỹ kim của họ vào một ngân hàng tư.
Xấp văn kiện được trao tay trong ngày mùa đông đó, nay đã làm bộc phát một cuộc tranh chấp tại công ty liên doanh Hoa Mỹ kể trên, tên là Nantong Unistar Electro-Mechanical Industries, chuyên chế tạo bộ phận rời xe có động cơ.
Cuộc tranh chấp này tiêu biểu cho loạt tranh chấp quyền lực đang xảy ra tại một trong những đấu trường kinh doanh quan trọng nhất tại Hoa Lục: lãnh vực liên doanh, trị giá hàng tỷ mỹ kim. Tình trạng này để lộ sự va chạm điển hình giữa một đằng là các công ty Tây Phương đi tìm con số trong mơ 1.3 tỷ khách tiêu thụ, và một đằng khác là các doanh nhân Trung Hoa tìm cách tăng lợi nhuận đến mức tối đa, trong một quốc gia không phải lúc nào cũng thượng tôn pháp luật.
Ông Smayda chung cuộc đã thắng cuộc tranh chấp, vì ông biết rõ giới chức Trung Quốc bận tâm đến những trọng điểm nào, và đó là: đầu tư ngoại quốc, thuế vụ, và ổn định xã hội. Ông cũng biết làm cách nào để thuyết phục họ.
Đấu tư ngoại quốc đã giúp biến đổi Trung Hoa từ một quốc gia nông nghiệp chậm tiến đầu thập kỷ 1980 trở thành một cường quốc thế giới. Theo thống kê Hoa Lục, các công ty ngoại quốc đã đổ 806 tỷ mỹ kim vào 411.495 doanh vụ Trung Quốc trong hai mươi năm qua tính tới cuối tháng 8/2002. Kể từ 1993, Trung Quốc trở thành nơi đón nhận vốn ngoại quốc nhiều thứ nhì trên thế giới, chỉ đứng sau Hoa Kỳ.
Nantong, cách Thượng Hải 100 cây số Tây Bắc, đã hưởng những khoản đầu tư ngoại quốc khổng lồ : 1.800 công ty kinh doanh ngoại quốc, trong đó có 300 công ty Mỹ, đã đầu tư 5.7 tỷ ở Nantong, và đem lại 1 phần 3 tổng doanh thu thuế cho địa phương.
Công ty Cutler, chuyên về quản trị tích sản có trụ sở chính ở Medford, Oregon, đã mua 60% nhà máy UniStar năm 1998. UniStar đã thua lỗ từ khi được thành lập năm 1993, nhưng giới chức nghĩ là có thề xoay trở tình hình, và ông Smayda đã được ủy nhiệm làm việc đó.

Ông Smayda đến Trung Hoa 5 năm trước đây, đem theo tài nói tiếng Quan Thoại của ông, và -quan trọng hơn - sự hiểu biết về đường đi nước bước trong xã hội Trung Hoa.
Trong cuộc họp hội đồng tháng Giêng, mọi việc có vẻ tốt đẹp cho UniStar. Công ty này tiên đoán sẽ thu hoạch đợt tiền lời đầu tiên. Nhưng các văn kiện được quẳng vào xe đã cho thấy một câu chuyện kỳ lạ.
UniStar đang bán các cuộn dây đồng thau nặng 93 kí lô một cuốn cho công ty có tên Asian Star, với giá chỉ bằng 1 phần 10 giá thị trường. Và UniStar không trả thuế cho vụ bán này.
Tại cơ quan đăng ký doanh vụ ở Nantong, các cộng sự viên của ông Smayda khám phá ra hai phụ nữ ø thủ trưởng Asian Star là vợ của giới chức UniStar. Thêm vào đó, Asian Star cũng đã thiết đặt một hệ thống máy móc trong cơ xưởng UniStar.
Trong buổi họp kế tiếp, 8 tháng 2, ông Smayda trực diện với giới chức Trung Hoa và kể những khám phá của ông. Họ chối là không biết gì về Asian Star. Nhưng ông diểm mặt một người: chính là tổng quản lý UniStar, tên Jiang Minquan.
Ông Jiang đã bí mật thành lập một số công ty hiện đang cạnh tranh với UniStar va ø cũng chối là không biết gì về các công ty này. Smayda cần chính phủ giúp ngăn chận Jiang nhưng không thành công, vì trong một địa phương nhỏ như Nantong, phủ binh phủ huyện binh huyện.
Dẫu vậy, Smayda có một số đồng minh, và đó là số nhân công làm việc tại nhà máy. Chính họ đã cung cấp các văn kiện kể trên cho ông. Một trong số văn kiện này chỉ rõ Jiang đang thương lượng để mở một cơ xưởng cạnh tranh tại tỉnh Anhui, cách vài trăm cây số.
Dưới sự hướng dẫn của Zhang Tuimin, giới công nhân cơ xưởng đã quyết định đứng về phía người Mỹ. Vấn đề chính, theo Zhang, là phía Trung Hoa, trước đây tham gia liên doanh với tính cách một hãng công, nay đã đổi thành tư doanh, và Jiang có 25% cổ phần.
Giới công nhân ngại rằng : Jiang đang chuyển vốn của liên doanh qua phía Trung Hoa, mở các doanh vụ cạnh tranh mà chung cuộc sẽ khiến liên doanh phải đóng cửa và họ sẽ mất việc.
Sau một loạt diễn biến, tranh chấp được dàn xếp như sau : phía Hoa Kỳ không truy tố Jiang, và nhà cầm quyền Nantong buộc Jiang phải bán cổ phần và rời khỏi cơ xưởng.
Hiện nay, công việc làm ăn đang phát đạt. UniStar tăng vốn 15% một tháng và đang định thâu nhận luôn cả công ty Anhui trước đây Jiang từng muốn làm chủ.
Mới đây, Smayda đến Bắc Kinh, cố giải quyết tranh chấp trong một công ty liên doanh khác, theo đó phía Trung Hoa đang xử dụng mánh mung để cưỡng đoạt.
Ông nói đại ý: vẫn chứng nào tật nấy!-

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.