Hôm nay,  

Kinh Tế Mỹ Sắp Suy, Tổng Thống Kế Nhiệm Sẽ Vất Vả

03/12/200000:00:00(Xem: 4383)
WASHINGTON (New York Times) - Bước phát triển về kinh tế Hoa Kỳ đang chậm lại nhiều, và một vài kinh tế gia bắt đầu bàn luận về khả năng suy thoái về kinh tế vào năm 2001. Mức thất nghiệp có thể tăng, thặng dư ngân quỹ có thể bị mất đi. Thêm vào, thâm thủng mậu dịch kỷ lục và sự gia tăng bất thường về giá trị của đồng đôla, mà các kinh tế gia cho là không quan trọng, có thể làm vất vả những ngườiø ban ra chính sách quốc gia. Vị Tổng Thống kế nhiệm ông Clinton sẽ tha hồ nhức đầu.

Sự phát triển kinh tế chậm đi bắt đầu với giá cổ phần rớt xuống và giá dầu tăng lên. Hai yếu tố đó đang hạn chế giới tiêu thụ và đi kèm với sự gia tăng chi phí về kinh doanh. Hơn nữa, với nợ cá nhân và công ty quá cao, bất cứ sự chậm lại nào về gia tăng lợi tức, cũng có thể gây nên hậu quả cắt giảm chi tiêu để trả nợ. Sau khi đầu tư quá nhiều vào kỹ thuật tin học, kinh doanh cũng có thể tiến gần đến điểm bảo hòa, và khách hàng bớt đi việc mua sắm máy điện toán cá nhân.

Những thương vụ bán lẻ, đặc biệt là thương vụ xe hơi, yếu đi trong mùa thu này; lợi nhuận thâu vào không được như các công ty mong muốn, trong đó gồm các công ty dẫn đầu như Dell Computer. Tuy nhiên theo tầm nhìn của các nhà tiên đoán, nếu nền kinh tế giảm nhanh chóng, Quỹ Dự Trữ Liên Bang có thể cứu vãn bằng cách giảm lãi xuất.

Cần phải giảm lãi xuất nhiều từ các lãnh vực xuống thấp hiện nay, để kích thích tái tài trợ số lượng mua nhà và nợ quốc gia, mà đã cung cấp nhiều mãi lực trong thập niên 1990's, lãi xuất lúc đó lên tới 8 và 9%.

Giải pháp duy nhất là kích thích ngân sách (trong năm), hoặc là giảm thuế hay tăng chi tiêu của liên bang. Kinh tế gia Albert Wojnilower của Wall Street, cho rằng không có những kích thích như thế, thì kinh tế có cơ nguy suy thoái.

Vào thời điểm naỳ, tài lãnh đạo tổng thống ở mức cao sẽ được cần tới. Một quốc gia được giáo dục từ lâu để sợ những thâm thủng ngân sách liên bang có thể sẽ chống lại sự kích thích ngân sách khi cần thiết. Thị trường trái phiếu cũng có thể trừng phạt bất cứ vị tổng thống nào đưa ra mức lãi cao. Vị tổng thống sẽ phải thuyết phục công chúng, thị trường tài chánh và vị chủ tịch của Quỹ Dự Trữ Liên Bang, Alan Greenspan, rằng sự khuyến khích ngân sách là lệnh ban ra.

Nền kinh tế mới cũng có những nhu cầu mới rằng, chỉ có sự đầu tư của chính phủ mới có thể đáp ứng trực tiếp hay thông qua những món tiền trợ cấp - như chăm sóc trẻ em có điều kiện hơn, nền giáo dục được cải thiện và giờ làm việc uyển chuyển. Những chi tiêu như thế có quyền lợi hai mặt về sự phát triển và tăng lên hiệu quả lâu dài của kinh tế.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.