Hôm nay,  

Tòa Hình Sự Quốc Tế Sẽ Bị Lạm Dụng Chống Mỹ?

18/06/200000:00:00(Xem: 5819)
UNITED NATIONS (KL) - Có khi nào TT Clinton bị tòa hình sự quốc tế truy tố như một tội phạm chiến tranh về tội cấm vận và lâu lâu đánh bom dằn mặt Iraq" Và NATO sẽ bị truy tố về tội đánh bom vào các khu dân sự Nam Tư theo cáo buộc của Quan Sát Nhân Quyền" Chính vì sợ như vậy, Hoa Kỳ đã nhất quyết không chịu ký vào bản công ước tư pháp về một tòa án quốc tế hình sự.
Tin của Reuters, dưới áp lực của Liên minh Âu châu và nhà Thượng nghị sĩ Hoa kỳ Jesse Helms, Hoa kỳ đã tung ra cả loạt thương thảo theo những cương vị riêng để bảo vệ những lính Hoa kỳ và nhân viên chính quyền thoát chuyện truy tố của tòa án hình sự thường trực đầu tiên của thế giới.
Đại sứ David Scheffer của Hoa kỳ là nhà đại sứ chuyên bao các đề xuất tội phạm chiến tranh, hồi đêm, nhà đại sứ này cho rằng Hoa kỳ có thể có 110 quốc gia đồng ý về đề nghị mới là miễn tố cho người Hoa kỳ và đồng thời cam kết công dân của những nước vô trách nhiệm không được miễn tố.
Bất cứ thế nào đi nữa, Hoa kỳ có thể đạt mục đích còn lại được nhìn thấy: Ông Scheffer cho biết ngày quyết định cuối cùng rơi vào ngày 30 tháng sáu, lúc ủy ban sửa soạn để toà án hoạt động chấm dứt ba tuần họp.
Liên minh Âu châu đã bác bỏ đề nghị của Hoa kỳ đã cho chuyển vòng hồi tháng ba để bàn vấn đề miễn tố và sự dính líu tới trên 1000 vụ nhân quyền, và các nhóm dân quyền đang vận động các đại diện không được chấp nhận những sự thay đổi của Hoa kỳ như muốn ngầm phá hiệu lực và sự tín nhiệm của toà án thế giới.
Áp lực đặt lên bộ hành chính của Tổng thống Clinton đã tăng cường khi ông Helm, đảng viên cộng hòa của North Carolina giữ ghế trong Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, đã đưa ra hiến luật ngăn cấm Hoa kỳ hợp tác với tòa án, trong khi Hoa kỳ đã không phê chuẩn thỏa ước để lập ra tòa án thế giới này.
Hoa kỳ là một trong bẩy nước bỏ phiếu không thuận trong khi có 120 quốc gia đã chấp nhận thoả ước thiết lập Toà án Hình tội Quốc tế hồi tháng bẩy 1998 tại La mã. Chẳng những thế, thỏa ước còn cho phép thảo ra những qui luật về thủ tục và bằng chứng để tòa án xử tội.
Toà án được thiết lập ra để xử những tội phạm tàn ác, tội phạm về diệt chủng và về chiến tranh và những tội phạm chống lại luật nhân quyền.
Chiếu theo thỏa ước này, tòa án chỉ bước vào để xử khi các nước không có ý hay không thể nào chủ tọa được công lý. Thỏa ước có thể thi hành pháp quyền hoặc giả nước có tội phạm xẩy ra, hay nước có những người quốc tịch khác đã phạm tội mà nước này đã phê chuẩn quy chế đã được thảo ra.
Thoả ước đã được 97 quốc gia ký và 12 quốc gia y chuẩn, hầu hết ký mới đây là Venezuela và Pháp, Liên minh Đại tây dương và thành viên đầu tiên của Hội đồng An ninh quốc tế thường trực. Liên mimh thường dân dự đoán thỏa ước sẽ cần được 60 quốc gia phê chuẩn để có hiệu lực vào cuối năm 2002.
Hoa kỳ bác bỏ những gì mà công dân Hoa kỳ có thể là chủ đề khi tòa án thi hành pháp quyền như về tội bị phạm trong một nước nào đó đã phê chuẩn thỏa ước, trong khi Hoa kỳ không có dự phần trong thỏa ước này. Washington cho biết điểm này sẽ làm cho lính và công dân Hoa kỳ không đuợc bảo vệ khi bị truy tố theo động lực chính trị.

Hiến luật của ông Helms sẽ đòi hỏi cho cá nhân Hoa kỳ được miễn tố trong việc thi hành pháp quyền trước khi Hoa kỳ tham dự vào các hoạt động giữ hoà bình của Liên Hiệp Quốc. Luật này cũng nghiêm cấm cung cấp cố vân quân sự của Hoa kỳ cho bất cứ quốc gia nào đã phê chuẩn thỏa ước này, và việc bãi bỏ các đồng minh của Hoa kỳ chấp thuận bảo vệ người Hoa kỳ thoát khỏi việc dẫn độ.
Ông Helms đã thề quyết ngăn cản Hoa kỳ phê chuẩn thoả ước này cho tới hơi thở cuối cùng của ông.
Ông Scheffer cho biết bộ hành chánh Hoa kỳ không tham khảo hiến luật Helms, đạo luật mà ông gọi là luật phản lại điều đang mong muốn, bởi vì chính quyền hiện nay đang thương thảo để đạt tới việc bảo vệ công dân Hoa kỳ theo như Quốc hội Hoa kỳ muốn. Ông đã chỉ cho thấy đạo luật này phá hoại tư thế thương thuyết của ông.
“Hiến luật này là mưu thuật dễ sợ. Nó sẽ không cản được tòa án. Luật này đưa ra lúc này là có ý áp đảo các đại diện tại đây, những người đang đứng nhân danh công lý quốc tế. Thiệt là điều không may mắn chút nào cả,” theo như lời Richard Dicker, nhà cố vấn cho hội “Quan sát nhân quyền.”
Ông Dicker cho biết, điều này quá sớm để xác định phản ứng của các nhà đại diện, “nhưng tôi có thể mường tượng, có những chuyện khó chịu khi mang chủ quyền của một quốc gia trong cuộc thương thuyết do thượng nghị sĩ lão luyện của North Carolina đã đề quyết.”
Liên minh âu châu đã phản đối đề nghị sơ khởi của Hoa kỳ đã dựa vào hai điểm:
1. Cho các thành viên nằm trong Hội đồng An ninh Quốc tế đã không phê chuẩn thỏa ước, chẳng hạn như Hoa kỳ, được quyền phủ quyết việc truy tố công dân của nước họ.
2. - Cho phép các tội phạm như về chiến tranh tìm lối thoát sự truy tố.
Ông Scheffer cho biết Hoa kỳ đã bỏ không vin vào Hội đồng An ninh Liên Hiệp Quốc và cho thảo lại đề nghị cam kết các quốc gia không trách nhiệm không có thể lợi dụng sự miễn tố cho công dân Hoa kỳ.
Thỏa ước năm 1998 cho thiết lập toà án quốc tế ICC (International Criminal Court) đã làm cho Hoa kỳ bị lẻ loi với các đồng minh cố hữu, những quốc gia đứng về một phe để tranh cãi là Libya, Iraq, Israel, Yemen, Qatar và Trung quốc, chỉ có những quốc gia này cùng với Hoa kỳ chống lại quy chế để thành lập tòa án quốc tế mà thôi.
Ngày thứ tư các giới chức và các tổ chức vô chính phủ trong vùng Á châu cho biết, tòa án quốc tế như ICC là cần thiết để giải quyết các tội phạm chống lại nhân quyền trong vùng.
“Khi hệ thống pháp lý của các quốc gia không có thể xử được các vi phạm nhân quyền, toà án quốc tế ICC phải ra tay giải quyết,” theo như lời của Evelyn Balais-Serrano trong hội thảo Á châu, một tổ chức vô chính phủ đã mở cuộc hôi thảo ba ngày về tòa án quốc tế như ICC.
“Không có tòa án quốc tế như ICC, tội phạm chống nhân quyền không bị trừng phạt và lịch sử về thảm họa con người lại có cơ tái diễn,” theo như những người đã tham dự buổi hội thảo về tòa án quốc tế đã cho ý kiến.
Bốn quốc gia trong 90 quốc gia Á châu, trong đó có Nam Hàn, Bangladesh, Kyrgyzstan và Tajikistan đã ký vào thỏa uớc để lập tòa án quốc tế khi được làm tại La mã. Nhưng chỉ có 10 quốc gia phê chuẩn quy chế của tòa án, trong đó có Tajikistan là một nước Á châu độc nhất đã y chuẩn.
Toà án quốc tế ICC tìm cách thi hành pháp quyền áp dụng cho mọi công dân của tất cả các quốc gia, cũng không dành riêng cho những quốc gia đã ký vào thỏa ước, mặc dầu tòa án này hình như đang đe dọa tới chủ quyền quốc gia của các nước trên thế giới.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.