Hôm nay,  

Kinh Tế Từ Mỹ Tới Đông Nam Á Còn Đau Thương Nhiều

14/10/200100:00:00(Xem: 4300)
Cuộc chiến tại Afganistan đang khiến kinh tế Nam Á và Đông Nam Á xuống dốc thấy rõ. Đây là vùng có các cộng đồng Hồi giáo lớn. Các nhà đầu tư nước ngoài, vì ngán sự bất mãn của Hồi giáo hướng vào Hoa kỳ, đang lo rút chân ra.

Điều nhìn thấy rõ là các công ty nước ngoài và các thể chế tài chánh có sự nghi ngờ gia tăng về mối đe dọa của đường lối tín ngưỡng cực đoan có thể xẩy ra. Cái đó có thể làm cho Á châu bị tổn thất.

Pakistan đi đầu việc lãnh đủ. Pakistan là một lân bang như hộp quẹt nằm ngay cửa của Afghanistan đã hứa giúp Hoa kỳ chống lại chủ trương khủng bố, đang đối mặt với thành phần thân Taliban rộng lớn lúc nào cũng đe dọa theo du kích thánh chiến chống lại Hoa kỳ. Những đám mây chiến tranh đã che phủ công nghiệp bông gòn quan trọng của Pakistan, cồng nghiệp lớn vào hàng thứ tư trên thế giới. Các doanh gia nước ngoài và các giám đốc của các công ty xuyên quốc gia đã được các tòa đại sứ của họ khuyến cáo rời xa quốc gia này trong khi đang có sự căng thẳng.

Nam Dương là một nền kinh tế khác đi xuống. Quốc gia này đang bị khuấy đục vì các cuộc biểu tình chống Hoa kỳ và những cuộc xuất kích của phe Hồi giáo cực đoan đi tìm và trục xuất người Hoa kỳ. "Chúng tôi cần phải hành động để chế ngự sự thiệt hại," theo lời của Suryo Sulisto, phó chủ tịch của Phòng Thương Mại của Nam Dương. Cần hành động cho nhanh.

Trong khi đó toà đại sứ Hoa kỳ cũng đã cho gửi về nước những nhân viên không cần thiết, hãng Nike chế giầy và hàng may mặc và công ty điện tử Motorola khổng lồ đã tạm cho gia đình của các nhân viên ra khỏi xứ này.

Nam Dương biết rõ nền kinh tế muốn hồi phục phải nhờ vào vốn và các chuyên gia người nước ngoài. "Đầu tư của nước ngoài có nghĩa mang người nuớc ngoài xa nhà đến để điều hành, với tình thế này khó có thể đưa nhân viên vào," theo lời của Frank Sea, cố vấn cho công ty Arthur Andersen tại thủ đô Jakarta.

Dân công giáo chiếm phần lớn tại Phi Luật Tân cũng bị nguy hiểm vì nhóm Hỗi giáo cực đoan của Abu Sayyaf, chuyên bắt cóc tống tiền, nhóm này tuyên bố tranh đấu giành quyền độc lập cho một quốc gia Hồi giáo nằm trong nước Phi Luật Tân.

Ngay cả những quốc gia có rất ít ảnh hưởng của hoạt động Hồi giáo nổi loạn cũng đang thiệt thòi vì bị giới đầu tư tây phương coi là những quốc gia mang tính chất Hồi giáo. Tanjung Penang, một bang thuộc Mã Lai có dân số Trung Hoa rất đông cũng chịu thiệt vì nước ngoài sợ chủ trương cấp tiến của Hồi giáo Mã Lai.

Nếu kể ra quốc gia thắng cuộc hiện nay, đó là Trung quốc. Ngay truớc khi có các vụ tấn công Trung quốc đã chiếm 70% vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài từ Âu châu, Bắc Mỹ cho tới vùng phía Đông của Á châu.

"Tác dụng phụ của các vụ tấn công sẽ làm cho nước ngoài đổ thêm tiền vào Trung quốc để đầu tư trực tiếp và bỏ rơi vùng Đông Nam Á," theo lời của Walker, công ty CLSA.

Tác dụng phụ này còn bồi tiếp cho Ấn Độ được hưởng lợi nhờ sức mạnh của tư thế chiến lược trong vùng. "Hoa kỳ cân phải làm cho Ấn Độ mạnh hơn bao giờ hết. Có nghĩa là các công ty Hoa kỳ đầu tư thêm tại Ấn Độ, Hoa kỳ hợp tác hơn nữa với Ấn Độ," theo lời Walker.

Mặc dầu Pakistan đang chờ được Mỹ thưởng dưới hình thức viện trợ thêm. Nhưng Sethi không cảm động về triển vọng này, ông cho biết: "Chúng tôi chỉ thấy vui sướng trong trường hợp chúng tôi có thể lấy đuợc gói mậu dịch thay vì cho viện trợ."

Còn đau thương tới bao lâu nữa" Còn nhiều tháng nữa, Các vụ tấn công đó có lẽ làm cho nến kinh tế Hoa kỳ có bước nhẩy trở lại để thúc đẩy nến kinh tế toàn cầu. "Chúng tôi đang trông đợi Hoa kỳ hồi phục vào cuối năm nay hay tệ lắm cũng phải vào đầu năm tới," theo lời của Wallace tại công ty AYC.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.