Hôm nay,  

Biến Đổi Khí Hậu Hại Địa Cầu

14/12/201800:00:00(Xem: 1485)
Biến đổi khí hậu sẽ làm thiệt hại tất cả môi trường trên địa cầu...

Riêng tại Nhật Bản: 60% bãi cát có thể biến mất do biến đổi khí hậu...

Bản tin NHK ghi rằng giới nghiên cứu cho biết có đến 60% bãi cát ở Nhật Bản có thể sẽ biến mất trước cuối thế kỷ này, do trái đất ấm lên khiến mực nước biển dâng cao.

Một nhóm nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu Quốc gia về Môi trường của Nhật Bản cùng với 27 tổ chức khác tiến hành phân tích dữ liệu từ nhiều nguồn, trong đó có báo cáo năm 2014 của ủy ban Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu.

Nhóm cho biết nếu nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng khoảng 4 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp, thì mực nước biển dọc bờ biển của quần đảo Nhật Bản có thể dâng cao đến 60cm trước cuối thế kỷ 21.

74 trong số 77 khu vực duyên hải của Nhật Bản, tương đương 96%, có thể sẽ mất hơn một nửa số bãi cát.

Nhóm nói thêm rằng 46 trong số 77 khu vực duyên hải, tương đương khoảng 60%, có thể sẽ mất hoàn toàn bãi cát.

Theo các chuyên gia, giới chức cần tăng cường các biện pháp ứng phó, tính đến tầm quan trọng của bãi biển đối với du lịch cũng như giảm thiểu thảm họa và bảo vệ hệ sinh thái.

Trước đó, trên một bản tin Việt Báo Daily News mấy hôm trước, dẫn theo nghiên cứu từ Anh quốc, cho biết nguy cơ bệnh và tử vong liên quan đến tim đang gia tăng trên toàn thế giới vì biến đổi khí hậu, theo một phúc trình mới cảnh báo.

Nhiệt độ nóng hơn đe dọa người cao niên và người dễ bị tổn thương với sức nóng căng thẳng, và bệnh tim và thận, theo một nhóm chuyên gia quốc tế cho biết.

Nghiên cứu này cho biết năm ngoái, hơn 157 triệu người gặp nguy cơ vì những đợt nóng trên toàn cầu. Đó là 18 triệu người nhiều hơn năm 2016, theo các nhà nghiên cứu cho biết. “Các khuynh hướng trong những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, tình trạng tiếp xúc và khả năng dễ bị tổn thương cho thấy nguy cơ cao không thể chấp nhận được đối với sức khỏe hiện tại và tương lai,” theo tác giả nghiên cứu Hilary Graham, là giáo sư tại Đại Học University of York tại Anh Quốc, cho biết.

Trung bình, mỗi người tiếp xúc thêm 1.4 ngày các làn sóng nóng bức từ năm 2000 tới 2017, so với từ 1986 tới 2005, theo phúc trình cho thấy.

Ngoài những người lớn tuổi trên 65, còn có những người dễ bị tổn thương sống tại các thành phố, và bị bệnh tim, tiểu đường và bệnh đường hô hấp kinh niên, theo các nhà nghiên cứu cho biết.

Từ năm 1986 tới 2017, nhiệt độ toàn cầu tăng 0.3 độ C, hay 1/2 độ F. Nhưng nhiệt độ trung bình làm tăng số người bị tổn thương thì cao gấp đôi – 0.8 độ C hay 1.4 độ F.

Cực kỳ nóng làm mất 153 tỉ giời làm việc trên toàn thế giới trong năm rồi, tăng 62 tỉ giờ từ năm 2000.

Những thay đổi nhỏ trong nhiệt độ và lượng mưa có thể thúc đẩy sự truyền nhiễm của bệnh sốt xuất huyết và những bệnh truyền nhiễm khác lan rộng qua nước và muỗi.

“Rõ ràng là tính chất và phạm vi của việc phản ứng đối với biến đổi khí hậu sẽ là yếu tố quyết định trong việc định hình sức khỏe của các quốc gia qua nhiều thế kỷ tới,” theo Graham cho biết trong thông cáo báo chí của tạp chí.

Phúc trình thường niên này được đăng vào ngày 18 tháng 11 trong tạp chí The Lancet Countdown on Health and Climate Change.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.