Hôm nay,  

Di Dân Việt Và Kỹ Thuật Cao Tại Thung Lũng Điện Tử

16/09/200100:00:00(Xem: 5009)
Đọc các tài liệu nghiên cứu về ảnh hưởng của di dân gốc Hoa và gốc Ấn tại Thung lũng Hoa vàng với nền công nghiệp cao kỹ, cô Bùi Tâm cảm thấy đây là thời gian để xem di dân gốc Việt đã gây được ảnh hưởng như thế nào cho nền công nghiệp có ưu thế trên đất mà họ đã chấp nhận làm quê hương.

Người di dân Việt thế hệ thứ hai này là một cô sinh viên của trường đại học UC-Berleley, cô đã tìm thấy chút nào ảnh hưởng của người Việt tại Hoa kỳ để viết ra bài khảo cứu.

Cô sinh viên này đã kết luận : Các trẻ em hay thanh niên rời khỏi Việt Nam trong thời gian 1970-80 không có nhiều người từng làm việc trong lãnh vực kỹ thuật cao cấp như các người Hoa hay người Ấn. Người Hoa hay người Ấn lúc đầu tới Hoa kỳ thuộc thành phần đã từng theo học tại các trường học kỹ thuật hay làm cho lãnh vực kinh doanh có liên hệ tới cao kỹ ngay tại quốc gia của họ, tới Mỹ bằng chiếu khán H1B, loại chiếu khán áp dụng cho di dân có người đứng tên cho một doanh nghiệp mở tại Hoa kỳ đứng ra bảo trợï.

Kỹ thuật cao cấp đã ảnh hưởng tới tài năng của 447 ngàn dân Hoa kỳ gốc Việt đang cư ngụ tại Nine-county Bay Area, họ kiếm vừa đủ sống trong cái vùng tiêu dùng phải ngửa cổ ra để trả giá rất cao từ nơi ở cho tới cuộc sống hàng ngày.

Nine-county Bay Area là vùng vịnh của San Francisco, vùng này có chín quận chia làm hai vùng: vùng đất trồng nho và vùng đất khuê thổ (silicon) được người Việt thi vị hóa để gọi là Thung lũng Hoa vàng. Chín quận của vùng vịnh này là Sonoma, Marin, Napa, Solano, San Francisco, Contra Costa, San Mateo, Alameda và Santa Clara.

Cô Tâm cũng tìm thấy những người gốc Việt tự khởi nghiệp kinh doanh trong kỹ thuật cấp cao hay đang làm công cho các công ty lớn hơn của họ, hầu hết những người Việt này chẳng có liện hệ gì với việc kinh doanh tại quê nhàï như hai thành phần gốc Hoa và gốc Ấn.

"Chính quyền Đài Loan và chính quyền Ấn độ, cả hai đã chơi trội hơn Việt Nam trong việc khuyến khích kinh doanh về kỹ thuật cấp cao, ngay tại quốc gia của họ cũng như tại đây. Hai chính quyền này đang tạo ra cái ảnh hưởng mầm mống hai nơi giao nhau. Chính quyền CS Việt Nam thực ra không có một mối quan hệ nào với Thung lũng Hoa vàng, họ chỉ vừa mới chớm vào việv kinh doanh về kỹ thuật cao cấp," theo lời của cô Tâm.
Mặc dầu đã có cố gắng bước đầu, cô Tâm không phải là người trong Thung lũng Hoa vàng. Cô Tâm chỉ là một sinh viên lớp cao học của đại học UC-Berkeley. Tiểu bang California là nơi dừng bước cuối cùng của cha mẹ cô, sau khi quê hương cô tại miền Nam Việt Nam đã bị rơi vào bàn tay của cộng sản miền Bắc năm 1975.

"Tôi sinh ra và lớn lên tại Sacremento," theo như cô Tâm, 20 tuổi, cho biết. Cô Tâm dự tính theo học cao học về thiết kế đô thị vào năm tới.
"Theo nghiên cứu tôi thấy các di dân gốc Hoa và gốc Ấn đang say mê với miền Thung lũng Hoa vàng, nhưng khi tôi xem kỹ và tìm những cái gì tương tự của người gốc Hoa hay người gốc Ấn, những cái gây ảnh hưởng cho những di dân gốc Việt, tôi đã hoàn toàn không tìm thấy chúng."

Những người Việt Nam di cư tới Hoa kỳ hoàn toàn vì thời cuộc, họ không đến đất Hoa kỳ vì kinh tế.

Có một số nghiên cưú về di dân gốc Hoa và gốc Ấn đã được giảng sư AnnaLee Saxenian của trường đại học UC-Berkeley viết ra. Với sự dìu dắt của nữ giào sư giáo sư AnnaLee Saxenian, cô Tâm đã phỏng vấn khoảng 30 di dân gốc Việt trạc 30 tuổi, hầu hết là các doanh gia, các giám đốc và các nhà hướng dẫn cộng đồng của người Việt Nam.

Cô Tâm đã trình bầy cuộc khảo cứu của cô hồi đầu tháng này trước hội nghị chuyên đề nhỏ dành cho môn sinh McNair của California tại đại học UC-Berkeley. Nhóm môn sinh McNair gồm có 100 sinh viên tham gia vào cuộc khảo cứu này. Các môn sinh McNair là những sinh viên chưa tốt nghiệp đại học trong thế hệ thứ nhất của các di dân. Những môn sinh McNair này thuộc các chủng tộc và các sắc tộc thường có rất ít người tốt nghiệp ở trình độ giáo dục cấp cao trên cử nhân.

Không có xe hơi, cô Tâm đã mất nhiều thời gian trong việc dùng phương tiện di chuyển BART (Bay Area Regional Transport) và các xe buýt để đi lại giữa nhà cô tại East Bay với các người được cô lấy chủ đề để phỏng vấn. Hầu hết các người trong chủ đề phỏng vấn của cô đều sinh sống và làm việc tại South Bay của California.

"Phần lớn các di dân gốc Hoa và gốc Ấn đều học tại các trường nổi tiếng trong nước của họ trước khi tới Hoa kỳ. Còn di dân gốc Việt hầu hết đều theo học các trường học của Hoa kỳ tại đây," theo như cô Tâm đã cho biết.

"Trong khi các di dân khác vừa mới lập nghiệp tại Thung lũng Hoa vàng, họ đã thành lập các mối quan hệ cá nhân riêng với nhau rất chặt chẽ về việc làm, cũng như việc trao đổi kiến thức. Người gốc Việt sống tại đây lâu hơn và ở rải rác, họ đã đồng hóa lối sống của họ đi theo với xã hội Hoa kỳ. Họ cũng như bao nhiêu người Hoa kỳ khác lớn lên tại đây, họ liên kết với nhau trong cùng lứa tuổi hay các bạn bè mà họ đã quen biết khi còn học tại đại học."

Trung Dũng, một trong những người cô Tâm phỏng vấn, là người đã thành công nhờ trước đây từng đi làm công cho người ta. Anh rời Việt Nam năm 1984, lúc đó anh mới 17 tuổi và gia đình anh đã định cư tại Boston.

Ngay sau khi tới Boston, Trung Dũng đã đậu kỳ thi sát hạch lấy chứng nhận tương đương của trình độ trung học để xin nhập học đại học University of Massachusetts. Tại đại học này, anh đã lấy được các tín chỉ về toán, về vật lý và về khoa học điện toán, anh đã hoàn tất một chương trình ba năm để tốt nghiệp đại học Massachusetts.

Trung Dũng đã dọn nhà từ Boston, New York về California cách đây năm năm trong việc lập công ty OnDisplay Inc., một công ty chuyên về thiết kế phần mềm của Internet. Anh đã bán công ty của anh ở San Ramon nằm trong quận Contra Costa hồi năm ngoái và bắt đầu mở một xí nghiệp phần mềm khác, tức là công ty Tascola Inc.

Trung Dũng so sánh những người Việt với các nhóm người khác đã sống tại Hoa kỳ lâu hơn những di dân mới tới gần đây. "Chúng tôi chỉ ở đây có 25 năm, vậy mà chúng tôi vừa mới khởi đầu để thành hình mạng lưới chuyên nghiệp để giúp từng cá nhân trong chúng tôi, cũng như cộng đồng," theo như lời của Trung Dũng.

"Không giống như các người từ Ấn độ tới Hoa kỳ, nhiều người Việt Nam đã phải vượt qua rào cản về ngôn ngữ. Trong 5 năm cho tới 10 năm, các bạn sẽ nhìn thấy có vô số người của chúng tôi khởi nghiệp để lập ra các công ty riêng hay leo cao tới các bậc quản trị thượng tầng.

Trung Dũng đã cho biết lý do chính để khởi sự nghiệp cao kỹ riêng của mình tại vùng East Bay.

"Đối tác của tôi hiện nay đang sống tại Walnut Creek. Nhưng nhìn lại tôi cảm thấy sung sướng chúng tôi đang ở đây. Coi thử sự đi lại tại Thung lũng Hoa vàng khó khăn như thế nào, đó là nơi phải như thế," theo như Trung Dũng đã nói.

Cô Tâm cũng đã dự trù trình bầy cuộc khảo cứu của cô trong một buổi họp được phân khoa kinh doanh của đại học UC-Berkeley bảo trợ vào mùa xuân tới.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
2 tổ chức túc cầu lớn nhất hành tinh là FIFA (Hiệp Hội Túc Cầu Thế Giới) và UEFA (Hiệp Hội Túc Cầu Châu Âu) vào ngày 28/02/2022 đã cấm các đội bóng Nga tham gia vào các trận đấu quốc tế quan trọng sắp tới. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đội tuyển Nga tại giải World Cup sẽ diễn ra vào mùa thu năm nay tại Qatar.
Điểm báo quốc tế, Đỗ Kim Thêm tuyển dịch.
Úc phá vỡ mạng lưới gián điệp Trung Cộng định chi phối bầu cử 2022.
Trong hai tuần qua, biến thể Omicron của Covid– 19 đang làm điên đảo loài người. Tuy nhiên điều đang làm thế giới chú tâm và lo lắng là cuộc khủng hoảng Ukraina chưa biết đi về đâu. Trong tình hình đó, Nhật Ký Biển Đông ghi nhận những diễn biến quan trọng như sau:
Dựa vào nguồn tin từ các báo chí và hãng thông tấn quốc tế, tác giả Đào Văn Bình tổng hợp các thông tin đáng chú ý trên toàn cầu trong năm 2021.
Hai nhà lãnh đạo sẽ thảo luận về “một loạt các chủ đề, bao gồm cả các cam kết ngoại giao sắp tới,” nữ phát ngôn nhân của Hội đồng An ninh Quốc gia, Emily Horne cho biết trong một tuyên bố thông báo về cuộc điện đàm. Các cuộc đàm phán diễn ra khi Hoa Kỳ và các đồng minh phương Tây nhận thấy sự gia tăng ồ ạt của các lực lượng Nga dọc theo biên giới, ước tính đã tăng tới 100.000 người, và làm dấy lên lo ngại rằng Moscow đang chuẩn bị xâm lược Ukraine.
Viễn Vọng Kính quan sát trị giá 10 tỉ đô la đã lao về đích đến 1 triệu dặm (1.6 triệu kilometers), hay là xa hơn gấp 4 lần bên kia mặt trăng. Nó sẽ mất 1 tháng để tới đó và thêm 5 tháng nữa trước khi những con mắt hồng ngoại của nó sẵn sàng quét vào vũ trụ. Trước hết, tấm gương khổng lồ và tấm kính che nắng của viễn vọng kính cần mở ra; chúng được gấp lại theo kiểu origami của Nhật để vừa trong hình nón mũi hỏa tiễn. Nếu không, viễn vọng kính quan sát sẽ không thể quay ngược thời gian 13.7 tỉ năm như được dự kiến, chỉ trong 100 triệu năm kể từ khi vụ nổ Big Bang hình thành vũ trụ.
Đức Giáo Hoàng Francis hôm Thứ Bảy, 25 tháng 12 năm 2021, đã cầu nguyện cho sự kết thúc đại dịch vi khuẩn corona, sử dụng bài diễn văn Ngày Lễ Giáng Sinh của ngài để thúc giục việc chăm sóc sức khỏe cho tất cả mọi người, thuốc ngừa cho người nghèo và đối thoại để giải quyết các xung đột trên thế giới, theo Hãng Thông Tấn Mỹ AP tường thuật hôm Thứ Bảy. Giữa lúc gia tăng kỷ lục trong các trường hợp bị lây nhiễm Covid-19 tại Ý trong tuần này, chỉ vài ngàn ngừa đứng dưới mưa tại Quảng Trường Thánh Peter để nghe diễn văn Lễ Giáng Sinh gửi đi cho toàn thế giới hàng năm của Đức Giáo Hoàng Francis.
Trong bài giảng, Đức Giáo Hoàng Francis đã thúc giục tín đồ tập trung vào “sự nhỏ bé” của Chúa Jesus, và nhớ rằng Ngài sinh vào nơi nghèo khổ của thế giới này, không có ngay cả một chiếc nôi đàng hoàng. “Đó là nơi Chúa có mặt, trong sự nhỏ bé,” theo Đức Giáo Hoàng Francis giảng. “Đây là thông điệp: Chúa không vươn lên cao lớn, mà tự hạ mình xuống bé nhỏ. Sự nhỏ bé là con đường mà Ngài chọn để đến với chúng ta, để chạm vào trái tim của chúng ta, để cứu chúng ta và mang chúng ta trở lại với những gì quan trọng thực sự.”
Tòa Bạch Ốc cho biết, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã ký ban hành đạo luật cấm nhập cảng hàng hóa từ khu vực Tân Cương của Trung Quốc vì vấn đề lao động cưỡng bức, theo trang Reuters đưa tin ngày Thứ Năm, 23 tháng 12 năm 2021. Đạo luật Ngăn chặn Lao động Cưỡng bức người Duy Ngô Nhĩ (The Uyghur Forced Labor Prevention Act) là một phần trong nỗ lực của Hoa Kỳ chống lại những hành động của chính quyền Bắc Kinh đối với cộng đồng thiểu số Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở khu vực Tân Cương, mà Washington coi là tội diệt chủng.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.