Hôm nay,  

Dân Gốc Á Giúp Anh Quốc Mạnh, Vẫn Bị Đứng Bên Lề

11/03/200100:00:00(Xem: 4598)
LONDON (KL) - Tin của ký giả Alfred Lee tại London.

Một cuộc nghiên cứu cho thấy, những công sức đóng góp của sắc dân thiểu số vào trường sống của Anh quốc quá ư tích cực, nhưng sự kỳ thị chính vẫn còn.

Người Á đông và người da đen đóng góp tất cả công sức của mình vào trong trường sống của Anh quốc, từ kỹ nghệ, văn chương, thể thao và thuật nấu ăn vào y tế quốc gia, quá ư tích cực. Nhưng họ vẫn thường bị dán nhãn là người ngoài cuộc, nên họ đã phải tranh đấu chống lại bản chất bài ngoại, tính có sẵn thành kiến và thái độ kỳ thị chủng tộc của dân Anh.

Họ bị kỳ thị ngay cả trong việc chiếm hữu những cái cơ bản nhất trong một đời sống như nhà cửa, xin việc làm, châm chích trong sự học hành theo như cuộc nghiên cứu đã tìm thấy. Dưới con mắt của dân Anh da trắng, người Á đông và người da đen vẫn còn bị coi như những người gây rắc rối, một số cộng đồng của sắc dân này đã bị coi như nguồn gốc của các tội lỗi.

Tiến sĩ Vaughan Robinson là giám đốc chuyên về vấn đề di trú của đại học University of Wales tại Swansea, chính ông đã hướng dẫn cuộc nghiên cứu này tại Anh quốc. Bản tường trình của tiến sĩ về sự đóng góp của các sắc dân thiểu số tại Anh quốc sau thế chiến có nhan đề "Jewels In The Crown" (Những người đáng quí trong vương quốc này).

Cuộc nghiên cứu của tiến sĩ cho thấy các nhà chịu khó làm ăn, người Á đông, đã cứu nền công nghiệp may mặc của Anh quốc. Sau khi tới đất Anh một số đông năm 1950, những người Á đông này đã nhận công việc làm với đồng lương rẻ mạt tại các cơ xưởng mà dân Anh da trắng chê và không thèm nhận làm. Khi nạn cạnh tranh nước ngoài đánh vào công nghiệp may mặc năm 1970, người Á đông đã lãnh các công ty vỡ nợ và biến các công ty này trở lại giầu có.

Trong lãnh vực thể thao, tiến sĩ Robinson đã tìm thấy, trong khi sắc dân thiểu số chỉ chiếm có 5,5% của dân số Anh quốc, người của các sắc dân này đã đem về cho Anh quốc một phần ba các huy chương thi đấu thể thao quốc tế Olympic kể từ sau năm 1984. Các lực sĩ có lực sĩ điền kinh Denise Lewis và lực sĩ quyền Anh Audley Harrison, hia người này đã chiếm giải huy chương vàng của thế vận hội Olympic tại Sydney, và lực sĩ chạy nhanh Linford Chrsitie đã đoạt huy chương vàng của thế vận hội được tổ chức tại Barcelona.

Về thể thao của môn túc cầu, 16% cầu thủ chuyên nghiệp thuộc về các sắc dân thiểu số, chiếm 43% trong đội lực sĩ vô địch thế giới của Anh quốc. Bốn lực sĩ quyền Anh thành công nhất trong bẩy chục năm qua đều nằm trong các cộng đồng người Á đông và người da đen như Naseem Hamed, Chris Eubank, Lennox Lewis và Nigel Benn.

Các dân chuyên nghiệp gốc Trung hoa, gốc Ấn độ, gốc Phi Luật Tân và gốc da đen tính ra chiếm 20% tổng số nhân viên của tất cả các bệnh viện tại Anh quốc. Trong số dân chuyên nghiệp này, các chuyên gia trong các lãnh vực y khoa về bệnh thần kinh và bệnh của người già có dân gốc Ấn độ làm giường cột.

Về văn học Anh, có sự đóng góp sáng ngời của những nhà viết văn Á đông và da đen như Salman Rushdie, V.S. Naipaul, Hanif Kureishi và Arundhati Roy.

Khi nói về nấu ăn, món Cà-ry Ấn độ đã chiếm 2, 5 triệu bữa ăn của dân Anh hàng tuần, hiện nay là món khoái khẩu của người Anh, đứng trên đầu món thịt bò Anh truyền thống và món dồi Yorkshire ăn với khoai tây chiên, theo như bản tường trình cho biết. Các món ăn của Trung hoa như sườn heo sào chua ngọt và các món mì sào được xếp hạng ngay sau món Cà-ry như là những bữa ăn hầu như nổi tiếng đối với giống dân Anglo-Saxon vốn từng ghét cay, ghét đắng giống dân Gallic (Gaulois), nhưng lại thích món bò bí-tết được ướp và chiên theo kiểu Gallic. Ngạc nhiên hơn nữa, cuộc khảo cứu đã cho biết các nhà hàng Cà-ry và các nhà hàng Trung hoa bán món ăn mang về nhà xử dụng nhân công lại còn nhiều hơn nhân công trong kỹ nghệ đóng tầu, kỹ nghệ thép và mỏ than được cộng chung tất cả lại.

Tiến sĩ Robinson đã cho biết, Anh quốc phải khuyến khích để có di dân thêm nữa trong thế kỷ thứ 21 mới có thể trả tiền hồi hưu và tiền y tế săn sóc các công dân Anh đã về già và kiệt sức lao động. Vào năm 2030, số người ăn tiền hưu của nhà nước sẽ vượt hẳn con số những người trong lứa tuổi lao động 20 cho tới 39 trong dân số của Anh lần đầu tiên trong lịch sử.

Anh quốc cần phải có dư một triệu di dân trẻ bắt tay vào lao động mỗi năm để cho tiền đóng thuế của những dân trẻ này có thể làm gia tăng qũy hưu bổng của chính phủ đang giảm dần cùng với các ngân qũy dành riêng đểï săn sóc sức khỏe cho công dân Anh. Không lấy đủ thuế, các công nhân Anh sẽ phải lao động cho tới tuổi 75, bởi vì nhà nước không còn đủ tiền để trả cho những người về già đã trông cậy vào số tiên hồi hưu.

Tiến sĩ Robinson đã tuyên bố: "Các sắc dân thiểu số có mặt tại Anh quốc hiển nhiên là một điều may mắn nhiều hơn cho chúng ta."

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.