Hôm nay,  

Âu-Mỹ Ngăn Chận Đầu Tư Từ TC Vì An Ninh

15/09/201800:00:00(Xem: 3181)
OTTAWA  -    Không riêng Hoa Kỳ, các chính quyền Canada, Đức, Pháp, Anh, Liên Âu, Australia và Nhật đã từ chối đầu tư của Trung Cộng từ nhiều tháng – họ hợp sức cùng chống lại Beijing trong phản ứng chưa từng thấy chống lại tư bản Hoa Lục, với lý giải bằng quan ngại về an ninh quốc gia.

Các nhà thương thuyết tự hỏi có phải tình hình thực tế đang tạo ra 1 bình thường mới.

Ngoài lục địa Bắc Mỹ, các vụ mua doanh nghiệp của tư bản Tàu bắt đầu nhận ra khó khăn.

Tại Đức từ Tháng 8, lần đầu tiên Berlin phủ quyết 1 vụ mua cơ sở của tư bản Hoa Lục khi Yantai Taihai đề nghị mua Leifeld Metal Spinning là hãng chuyên chế tạo vật dụng hàng không không gian và nguyên tử.

3 tháng trước, Canada ngăn cấm 1 đơn vị của China Communications Construction mua hãng xây dựng Aecon, cũng với lý do an ninh quốc gia.

Kết quả là đầu tư trực tiếp ngoài nước của Trung Cộng giảm lần đầu tiên từ 2002, từ mức hơn 196 tỉ MK năm 2016 xuống ở mức 124.6 tỉ MK trong năm qua, theo hồ sơ của Conference on Trade and Development thuộc LHQ.


Đồng giám đốc Jeremy Zucker phụ trách giao thương quốc tế của công ty luật Dechert (Washington) nhận xét: phong trào này là cảnh báo về các đầu tư của người Hoa, đặc biệt ở lãnh vực kỹ thuật – phong trào này được chính quyền Trump tăng tốc và mài sắc. Ông Zucker nói: ngòi nổ là tuyên bố của Tập Cận Bình hứa chế ngự kỹ thuật cao trong 7 năm bằng chương trình “Made in China 2025” – với phương tây, loan báo ấy không khác tuyên chiến.

Sổ tay nhà báo ghi: năm nay, dự định mua cơ sở Hoa Kỳ bằng hàng trăm tỉ MK đã bị từ chối – đáng kể là đề nghị của công ty quốc doanh Sino IC Capitol để mua hãng sản xuất vật liệu bán dẫn Xcerra bằng 580 triệu MK.

Theo cơ sở tham vấn Rhodium Group, trong 6 tháng đầu năm, các công ty Hoa Lục đầu tư chỉ 1.8 tỉ MK tại Hoa Kỳ, giảm hơn 90% so với cùng kỳ năm trước.

Tại New York, cố vấn về đầu tư Edward Mermelstein nói “Tiền bạc của Hoa Lục sẽ tìm đường di chuyển và nhiều nước cần tiền của tư bản Tàu – nhưng ngay bây giờ khuynh hướng bảo hộ đang dâng cao, không riêng tại Hoa Kỳ”.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.