Hôm nay,  

Biến Đổi Khí Hậu Tạo Sóng Thần Gây Sụt Lở Đất Ven Biển

07/09/201800:01:00(Xem: 1650)
PARIS  -   Sóng biển dâng cao 200 mét khi 1 trận sóng thần tràn lên vùng duyên hải của Alaska được biết với địa danh Taan Fjord năm 2015, không gây thiệt mạng, và không được chú ý, nhưng là hiện tượng thiên nhiên lớn chưa từng được ghi nhận.

Nguyên nhân là sự tan chảy băng sơn Tyndall Glacier mà giới chuyên môn nhận diện như là hình ảnh rõ rệt nhất về sóng thần gây sụt lở ven biển.

Với sự tăng nhiệt của khí tượng gây ra bởi hiệu ứng nhà kính, nguy cơ sóng biển dâng cao và sóng thần đang tăng cùng với sự bào mòn băng sơn, theo nhận định của 1 cuộc nghiên cứu phổ biến bằng biên bản Science Reports.

Tiến sĩ Dan Shugar, giảng dạy tại University of Washington Tacoma, là đồng tác giả của Science Reports, giải thích: khi băng tuyết địa cực mỏng bớt, cảnh tượng thiên nhiên bị thay đổi – sóng thần gây ra sụt lở rộng lớn tại Taan Fjord Tháng 10-2015 phát sinh từ 1 băng sơn đã thu nhỏ đáng kể từ cuối thế kỷ 20 – sóng biển dâng cao đến 193 mét vào dịp này.


Khi băng sơn tan chảy, phần chân móng mất ổn định, dễ sụp đổ.

Science Reports là tài liệu dấu ấn gồm các mô hình tạo ra sóng thần và sụt lở đất ven biển.

Ông Shugar nhấn mạnh “Kết quả khảo sát của chúng tôi là báo động về ảnh hưởng gián tiếp của biến đổi khí hậu với tần số tăng và mức độ nguy hiểm tăng tại những vùng gần địa cực”.

Cuộc nghiên cứu ghi nhận bởi Science Reports đã tập trung phân tích đợt sóng thần 2004 tại Ấn Độ Dương – đồng tác giả là tiến sĩ Bretwood Higman (giám đốc của Gound Truth Trekking) cho hay: đây là lần đầu tiên giới khoa học tìm hiểu từ đầu đến cuối hiện tượng sóng thần gây sụt lở ven biển, với mô hình mẫu đầy đủ nhất.

Nhà nghiên cứu Higman nói: cuộc nghiên cứu đầy đủ trước là về hiện tượng Lituya Bay năm 1958 với các kỹ thuật thiếu chính xác và bất khả thi trong thời gian ấy.

Hiện nay, giới nghiên cứu có hình ảnh vệ tinh và nhiều dữ liệu.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.