Hôm nay,  

Nam-Bắc Hàn 65 Năm: 300 Thân Nhân Gặp Lại

21/08/201800:00:00(Xem: 2902)
PANMUNJOM  -    89 người Nam Hàn và 180 thân nhân ly tán vì chiến cuộc 1950-1953 vừa tái ngộ lần đầu tiên ở tuổi ngoài thất thập, hồi 3 giờ chiều Thứ Hai tại khu du lịch Núi Kumgang sát bên làng đình chiến Panmunjom.

Một số người ngồi xe lăn – họ đã hàn huyên trong 2 giờ. Chương trình hội ngộ này kéo dài đến Thứ Tư. Bà cụ Lee Keun-seom 92 tuổi bật khóc khi gọi tên con trai 71 tuổi không gặp từ hơn 6 thập niên – bà cụ hỏi “Đã có mấy cháu ?”.

Người cao niên nhất trong đợt đoàn tụ này là cụ bà Baik Sung-gyu 101 tuổi.

Các gia đình sẽ có nhiều thì giờ tâm sự hơn trong ngày Thứ Ba – tính chung 3 ngày, họ có 11 giờ sinh hoạt chung, theo thông tin từ Bộ thống nhất Nam Hàn.

Tính từ năm 2000, chính quyền 2 miền đã tổ chức 20 đợt hội ngộ thân nhân bị chia cắt vì thời cuộc.

Theo ước luợng của nhà báo, khoảng 57,000 người Nam Hàn đang chờ đợi tái ngộ người thân đang sinh sống tại miền bắc.

Bản tin KBS ghi rằng ngay từ giây phút đầu gặp lại, rất nhiều người đã không thể kìm nổi sự xúc động, òa khóc trong niềm hạnh phúc đoàn tụ. Họ trao những tấm ảnh, hỏi han để xác nhận người thân. Giống như những đợt đoàn tụ trước, đợt đoàn tụ lần này cũng có nhiều câu chuyện chia cắt đằng đẵng đau lòng, mỗi người một hoàn cảnh. Thời gian chia cắt trên bán đảo Hàn Quốc càng dài, độ tuổi của các gia đình lại càng lớn, ngày càng ít người được đoàn tụ với cha mẹ, con cái.

Trong đợt đoàn tụ lần này, có bảy người được gặp lại con cái mình ở miền Bắc, hơn 20 người được đoàn tụ với anh chị em của mình. Những người còn lại đoàn tụ với họ hàng trên ba đời, như cháu, chắt, chiếm phần lớn.

Ông Lee Ki-soon (91 tuổi) được gặp lại con trai của mình vốn đã bị chia cắt kể từ khi mới hai tuổi.

Bà Han Sin-ja (99 tuổi), được gặp lại hai con gái của mình nay đều đã ngoài 70 tuổi.


Ngoài ra, trong đợt đoàn tụ lần này cũng đã diễn ra cuộc gặp đầy nước mắt của một gia đình có người thân bị bắt làm tù binh trong chiến tranh Triều Tiên và năm gia đình bị miền Bắc bắt cóc trong thời chiến.

Chương trình đoàn tụ các gia đình bị ly tán liên Triều được bắt đầu bằng cuộc đoàn tụ tập thể, được chia thành sáu đợt diễn ra trong vòng ba ngày hai đêm, tới hết ngày 22/8, với tổng thời gian đoàn tụ là 11 tiếng.

Từ lúc 7 giờ tối hôm 20/8, các gia đình bị ly tán liên Triều sẽ cùng tham gia vào bữa tiệc tối chào mừng do phía miền Bắc tổ chức tại khách sạn Geumgang, cùng ăn tối với nhau.

KBS ghi rằng trong ngày đoàn tụ thứ hai, 21/8, các gia đình sẽ có thời gian gặp mặt riêng trong vòng hai tiếng tại nơi nghỉ. Sau đó, họ sẽ cùng dùng bữa trưa trong vòng một tiếng đồng hồ, với hộp ăn trưa được chuẩn bị sẵn. Việc các gia đình cùng dùng bữa một cách ấm áp riêng tư như vậy là điều chưa từng có trong các đợt đoàn tụ trước đó.

Trong ngày đoàn tụ cuối cùng, vào sáng ngày 22/8, các gia đình sẽ có buổi gặp mặt lần cuối để chia tay, cùng ăn trưa tập thể và về nước.

Tiếp đó, đợt đoàn tụ thứ hai sẽ diễn ra tương tự trong vòng ba ngày hai đêm, từ hôm 24/8. 83 thành viên các gia đình bị ly tán miền Bắc sẽ được gặp lại người thân của mình ở miền Nam tại núi Geumgang với cùng cách thức tương tự.

Chính phủ Nam Hàn đã cử hơn 30 nhân lực về y tế, phòng cháy chữa cháy tới miền Bắc để hỗ trợ chương trình đoàn tụ, do trong số những người tham gia chương trình đoàn tụ, có nhiều người đã tuổi cao sức yếu. Nếu có trường hợp phải cấp cứu, Chính phủ sẽ sử dụng đường bộ hoặc trực thăng để chuyển ngay người đó về nước để điều trị.

Đây là đợt đoàn tụ đầu tiên trong vòng hai năm mười tháng qua, kể từ sau lần cuối cùng tổ chức vào tháng 10 năm 2015.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thượng đỉnh được dự kiến sẽ mang lại tiến bộ về thuốc chích ngừa Covid-19, hạ tầng cơ sở và hợp tác kỹ thuật. Trong khi TQ đã không được nhắc tới trong các phát biểu công khai bởi 4 nhà lãnh đạo, Bắc Kinh rõ ràng là ưu tiên hàng đầu. “Chúng tôi đứng chung ở đây, tại khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương, một khu vực mà chúng tôi mong muốn luôn luôn thoát khỏi sự áp bức, nơi mà quyền chủ quyền của tất cả các quốc gia được tôn trọng và nơi mà các tranh chấp được dàn xếp một cách ôn hòa và tuân theo luật pháp quốc tế,” theo Thủ Tướng Úc Scott Morrison phát biểu khai mạc hội nghị.
Trung Quốc ngày càng bị sức ép từ các nước trong vùng Á Châu-Thái Bình Dương chống đối về tham vọng xâm chiếm vùng Biển Đông để làm của riêng mà cụ thể gần nhất là việc hai nhà lãnh đạo Ấn Độ và Nhật Bản đã cùng lên tiếng phản đối TQ tìm cách thay đổi hiện trạng ở Biển Đông và cùng lúc Mỹ lại đưa nhóm tác chiến hàng không mẫu hạm Ronald Reagan vào Biển Đông, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Sáu, 24 tháng 9 năm 2021.
Sự rạn nứt nghiêm trọng nhất trong nhiều thập niên giữa Hoa Kỳ và Pháp dường như đang được vá lại hôm Thứ Tư, 22 tháng 9 năm 2021, sau khi Tổng Thống Pháp Emmanuel Macron và Tổng Thống Joe Biden có cuộc điện đàm hôm Thứ Tư để làm liền lạc mọi thứ, theo bản tin của Hãng Thông Tấn Mỹ AP tường thuật hôm Thứ Tư. Trong nửa giờ điện đàm mà Bạch Ốc mô tả là “thân thiện,” 2 nhà lãnh đạo đã đổng ý gặp mặt vào tháng tới để thảo luận phương cách đi tới sau khi Pháp chống đối mạnh mẽ khi Hoa Kỳ, Úc và Anh tuyên bố hiệp ước quốc phòng mới Ấn Độ-Thái Bình Dương vào tuần rồi làm Pháp mất một hợp đồng tàu ngầm trị giá hàng chục tỉ đô la. Pháp cũng đồng ý sẽ gửi đại sứ của họ trở lại Washington.
Tổng Thống Joe Biden đã kêu gọi các nước trên thế giới giải quyết một cách mạnh mẽ các vấn đề nhức nhói trên toàn cầu về đại dịch Covid-19, biến đổi khí hậu và vi phạm nhân quyền trong bài diễn văn đầu tiên của ông trước Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc hôm Thứ Ba, 21 tháng 9 năm 2021, theo Hãng Thông Tấn Mỹ AP tường thuật hôm Thứ Ba. Ông đã chê bai xung độc quân sự và nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ sẽ không tìm kiếm “Chiến Tranh Lạnh mới” với Trung Quốc.
Úc ngày càng dấn thân nhiều hơn vào các hoạt động bảo vệ vùng tài nguyên và con đường hàng hải huyết mạch Biển Đông và cùng lúc muốn trấn an các nước Đông Nam Á về việc Úc gia nhập hiệp ước AUKUS với Mỹ và Anh để chống lại TQ mà cụ thể mới đây nhất là việc 3 tàu chiến Úc đến Cảng Cam Ranh của Việt Nam hôm 20 tháng 9 năm 2021 để thực hiện nhiều cuộc tập dợt được phối hợp giữa 2 nước, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Ba, 21 tháng 9.
Giải thưởng được coi là một trong những giải thưởng quan trọng nhất trong nghiên cứu y học cơ bản. Nhiều người trong số những người đoạt giải này sau đó đã nhận được giải Nobel Y học. Tuereci, người lớn lên ở Lastrup thuộc quận Cloppenburg và cộng sự của bà là Sahin đã làm việc để phát triển Vaccine chống ung thư từ những năm 1990, dựa vào mRNA, theo Hội đồng quản trị. Để áp dụng nghiên cứu của mình, họ đã thành lập công ty Biontech vào năm 2008 để có thể áp dụng cho nghiên cứu của mình. Karikó đã tham gia vào năm 2013.
Hoa Kỳ đã chở những người Haiti đã cắm trại tại một thị trấn biên giới Texas trở về lại quê nhà của họ hôm Chủ Nhật, 19 tháng 9 năm 2021, và cố gắng chận những người khác vượt biên từ Mexico trong một cuộc biểu thị lực lượng lớn ra dấu hiệu của việc bắt đầu điều có thể là một cuộc trục xuất di dân hay những người đi tìm tị nạn quy mô, nhanh chóng nhất của nước Mỹ trong nhiều thập niên, theo Hãng Tin Mỹ AP tường thuật hôm Chủ Nhật.
Đồng minh lâu năm của Mỹ là Pháp đã triệu hồi đại sứ Pháp tại Hoa Kỳ hôm Thứ Sáu, 17 tháng 9 năm 2021, trong một thái độ chưa từng có cho thấy sự giận dữ mà nhiều thập niên không có, theo bản tin của AP tường thuật hôm Thứ Sáu. Mối quan hệ có được trong các cuộc cách mạng của thế kỷ 18 có vẻ ở vào thời điểm nghiêm trọng sau khi Mỹ, Úc và Anh đã xa lánh Pháp trong việc lập ra liên minh an ninh Ấn Độ-Thái Bình Dương. Đây là lần đầu tiên từ trước tới nay Pháp đã triệu hồi đại sứ tại Mỹ của họ, theo bộ ngoại giao Pháp cho biết. Paris cũng đã triệu hồi đại sứ tại Úc.
Ngũ Giác Đài hay Bộ Quốc Phòng Mỹ đã rút khỏi sự biện hộ của họ về cuộc không kích do máy bay không người lái đã giết nhiều thường dân tại Afghanistan trong tháng rồi, tuyên bố hôm Thứ Sáu, 17 tháng 9 năm 2021, rằng việc duyệt xét cho thấy rằng chỉ có các thường dân bị giết trong cuộc tấn công, không có kẻ cực đoan của Nhà Nước Hồi Giáo như đã được tin trước đây, theo bản tin của Hãng Thông Tấn Mỹ AP tường thuật hôm Thứ Sáu.
Pháp sẽ mất thỏa thuận trị giá 100 tỉ đô la để chế tạo các tàu ngầm chạy bằng dầu diesel cho Úc theo các điều khoản của sáng kiến, mà sẽ thấy Hoa Kỳ và Anh giúp Úc chế tạo các tàu ngầm chạy bằng nguyên tử lực. Như thế, sự giận dữ của Pháp trên bình diện thương mại là điều dễ hiểu, đặc biệt bởi vì Pháp, kể từ khi Anh trao Hồng Kông lại cho TQ vào năm 1997, là nước Châu Âu duy nhất sở hữu lãnh thổ đáng kể hay hiện diện quân sự thường trực tại Thái Bình Dương. Nhưng các viên chức Pháp và Liên Âu đã đi xa hơn, nói rằng thỏa thuận nêu ra nghi vấn về nỗ lực hợp tác toàn diện để giảm ảnh hưởng đang gia tăng của TQ và nhấn mạnh sự quan trọng của việc trì hoãn các kế hoạch tăng cường các khả năng phòng thủ và an ninh của chính Châu Âu.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.