Hôm nay,  

Vũ Khí Hạt Nhân Khó Hạn Chế

06/08/201800:00:00(Xem: 1965)
TOKYO -- Vậy là vũ khí hạt nhân chỉ có tăng, không giảm nổi...

Bản tin NHK ghi nhận về hiện trạng giải trừ vũ khí hạt nhân của Mỹ và Nga không lạc quan tí nào.

Những nạn nhân sống sót sau vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki tháng 8/1945 vẫn đang kêu gọi hiện thực hóa thế giới không có vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, trong bối cảnh ngày tưởng niệm 2 vụ ném bom này đang tới gần, ông Thomas Countryman, cựu quan chức Mỹ về giải trừ vũ khí, cảnh báo rằng 2 nước sở hữu lượng vũ khí hạt nhân lớn là Mỹ và Nga chưa có các bước cần thiết để từ bỏ kho vũ khí. Ông Countryman từng giữ chức trong chính quyền của ông Obama và hiện đang thăm Nagasaki.

Ebara Miki, phóng viên của NHK World, phỏng vấn ông Countryman.

Ebara Miki: 73 năm sau vụ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản, ước tính trên thế giới vẫn còn hơn 14.000 đầu đạn hạt nhân, và 90% trong số đó thuộc sở hữu của Mỹ và Nga. Vào năm 2010, lãnh đạo 2 nước này đã ký Hiệp ước New START, tức hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân. Nếu không được gia hạn thì còn 3 năm nữa là hiệp ước này sẽ hết hạn. Tuy nhiên, buổi họp báo sau hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Nga gần đây không đề cập gì tới việc gia hạn hiệp ước.

Ông Thomas Countryman: Hiện chúng ta thấy giữa Nga và Mỹ đang có cái có thể coi là chạy đua vũ trang về mặt chất lượng, hay chạy đua vũ trang về mặt công nghệ, trong đó 2 nước tìm cách tăng tính chính xác của vũ khí. Nếu tổng thống 2 nước không gia hạn Hiệp ước New START, thì sau năm 2021, lần đầu tiên sau 50 năm, 2 nước sẽ không bị giới hạn về số lượng vũ khí, và cuộc chạy đua vũ trang về mặt chất lượng có thể sẽ trở thành chạy đua về số lượng.

Ebara Miki: Hiệp ước Cấm Vũ khí Hạt nhân, được Liên Hợp Quốc thông qua với sự đồng thuận của đa số các nước thành viên, được nhiều người coi là cột mốc trong quá trình giải trừ vũ khí. Tuy nhiên, các nước sở hữu vũ khí hạt nhân như Mỹ và Nga, cũng như các nước nằm dưới chiếc ô hạt nhân như Nhật Bản, phản đối hiệp ước này.

Ông Thomas Countryman: Chính phủ Mỹ cho rằng Hiệp ước Cấm Vũ khí Hạt nhân là không thực tế. Tôi nghĩ điều quan trọng là những nước đàm phán và ủng hộ hiệp ước này sẽ đối thoại chân thành với các nước hoài nghi về hiệp ước.

Ebara Miki: Ông Countryman từng thăm Hiroshima và Nagasaki. Tại đó, ông đã gặp nhiều nạn nhân sống sót sau các vụ ném bom nguyên tử, tiếng Nhật gọi là hibakusha. Ông tin rằng không thể để lặp lại những gì đã xảy ra với họ.

Ông Thomas Countryman: Tôi hy vọng tất cả công dân Mỹ có cơ hội thăm Hiroshima và Nagasaki. Tôi cũng mong muốn tất cả các nhà lãnh đạo trên thế giới có cơ hội nghe câu chuyện của những người sống sót sau vụ ném bom năm 1945. Tôi vô cùng kính trọng các hibakusha, bởi họ muốn biến thảm kịch thành thứ có ý nghĩa đối với nhân loại.

Bi quan, bi quan...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.