Hôm nay,  

Cả Triệu Trẻ Em Ở Thái Lan Bị Đưa Vào Sổ: Vô Tổ Quốc

19/02/200600:00:00(Xem: 5250)
Bangkok, 9-2 (IPS).-Trong khi có một hội nghị đang diễn ra nói về sự hợp nhất các quốc gia trong vùng và về sự đi lại dễ dàng hơn cho người dân, thì các làng ở vùng biên giới lại trở thành nhà của hàng ngàn đứa trẻ vô tổ quốc, nơi mà niềm hy vọng về sự đoàn kết của một khu vực đầy sôi động không có nhiều.

Những đứa trẻ đó đến vùng biên giới từ những dòng chảy không cạn những người thợ nhập cư, những người vượt qua các vùng biên giới quốc tế để tìm việc hoặc trốn thoát khỏi sự đàn áp. Các em không có giấy tờ tùy thân khi ở nước ngoài và các em đã được sinh ra trong nghịch cảnh: quê hương cha mẹ của em không chịu nhìn nhận các em là công dân của họ.

Những đứa trẻ vô tổ quốc tại Thái Lan nổi bật trong một nhóm, rất dễ dàng được nhận biết, trong cộng đồng thợ nhập cư, tại một vùng biên giới rộng lớn chạy dài đến phía nam tỉnh Yunnan của Trung Quốc và lan tới Việt Nam, Cam Bốt, Lào, Miến Điện.

Có gần 100,000 đứa trẻ như thế ở các làng biên giới Thái Lan, chẳng hạn như Mae Sot và Ranong, theo lời của Jackie Pollock, một nhà đấu tranh nhân quyền cho người tị nạn của Migrant Action Programme (APA), tổ chức phi chính phủ đặt trụ sở tại thành phố Chiang Mai ở phía bắc Thái Lan. "Chính phủ Thái nói có từ 3,000 đến 15,000 đứa trẻ, con của thợ nhập cư, đã được sinh ra mỗi năm."

"Nếu những đứa trẻ này không nói được tiếng mẹ đẻ, nó sẽ không được chính phủ thừa nhận," Jackie Pollock cho biết. "Chính phủ Thái sẽ chấm dứt tình trạng phát sinh những đứa trẻ vô tổ quốc như thế."

Số trẻ không ngừng gia tăng trong vùng đã làm số di dân ngày càng đông đảo hơn. Hiện nay, ước tính có tới 2 triệu thợ di dân đã rời quê hương, đến các nước láng giềng để tìm việc làm, theo một phúc trình của Mekong Migration Network.

Từ thập niên 1960 đến thập niên 1980, số di dân ở Khu Vực Sông Mekong, GMS (Greater Mekong sub-region) hầu hết là dân tị nạn; trong thập niên 1990, nhóm này pha trộn thành một nhóm di dân hỗn hợp gồm những người di dân cùng các gia đình tìm việc làm qua lại vùng biên giới.'

Sáu nước được nghiên cứu, theo phúc trình - là Miến Điện, Cam Bốt, Lào, Thái Lan, tỉnh Yunnan của Trung quốc và Việt Nam-mà phần lớn thợ nhập cư đến Cam Bốt, Thái Lan, tỉnh Yunnan Trung Quốc.

Thái Lan có số thợ nhập cư đông nhất - trên 1 triệu - vì Thái Lan có nhiều cơ may về việc làm, bởi sự thành tựu của nền kinh tế của nước này. Trong năm 2003, bản phúc trình nói rằng, thu nhập trên mỗi đầu người dân ở Thái Lan là 2,291 đô, cao gấp 12 lần Miến Điện, chỉ có 179 đô.

Hiện nay có hơn 900,000 thợ nhập cư từ Miến Điện đến Thái Lan làm việc tại các vùng nông nghiệp và kỹ nghệ đánh cá, ngành xây dựng, các nhà máy và làm việc như là thợ trong nước. Số thợ Cam Bốt khoảng 190,000 và thợ Lào khoảng 179,000.

Trong khi đó, người Cam Bốt hầu như có mặt khắp nơi, được ước lượng không chính thức là 150,000 người và khoảng 1.2 triệu thợ VN làm việc phần lớn trong các khu xây dựng, buôn bán nhỏ trong khi một số lớn chị em khác thì hoạt động trong khu vực 'kỹ nghệ tình dục.'

'Nghèo đói là lý do thúc đẩy người dân Việt rời bỏ vùng nông thôn đến các vùng đô thị trong nước hoặc đến các nước GMS,' theo bà Huỳnh Thị Ngọc Tuyết, Viện Khoa học xã hội phía Nam VN. 'Phần lớn sống trong các căn nhà ổ chuột, tồi tàn,' bà nói thêm.

Những đứa trẻ, con em của thợ di dân VN tại Cam Bốt có vẻ như là ít khó khăn hơn khi xin giấy khai sinh, so với hàng ngàn đứa trẻ khác đã bị tước đoạt quyền công dân tại Thái Lan và tại những vùng khác ở phía nam Trung Quốc. Điều đó chứng minh hùng hồn về sự hiện diện của cộng đồng VN tại Cam Bốt.

'Để các trẻ em có được giấy khai sinh, điều quan trọng nhất là phải được sự thừa nhận của cộng đồng nơi các em sinh ra,' Chou Bun Eng, giám đốc Tổ chức Hòa Bình và Phát Triển Phụ Nữ Cam Bốt (Cambodian Women for Peace and Development), nói với phóng viên IPS. 'Sẽ có nhiều khó khăn nếu cộng đồng không chấp nhận cha mẹ của trẻ mới sinh.'

Cảnh ngộ đáng thương của những đứa trẻ này đã được giải quyết bởi một Hiệp ước của LHQ năm 1990, ký kết miễn cưỡng giữa các nước Vùng Mekong để bảo vệ quyền lợi của thợ di dân. Bởi vậy, các chính phủ đã tránh né trách nhiệm thực hiện Hiệp ước này, vốn đã có hiệu lực thi hành từ năm 2003.

'Thật nguy hiểm khi dân số vô tổ quốc ngày càng tăng lên đông đảo tại một nước,' theo Christopher Lowenstein Lom, phát ngôn nhân của Tổ chức Quốc Tế về Di Dân vùng châu Á - Thái Bình Dương (International Organisation of Migration's Asia- Pacific region. 'Nếu những đứa trẻ này không được hưởng các chương trình sức khỏe cộng đồng, giáo dục và việc làm, có thể dẫn đến tình trạng bất hòa và tuyệt vọng.'

Chưa hết, không một quốc gia vùng Mekong nào biểu lộ thái độ không nhân nhượng đối với thợ nhập cư có con nhỏ như chính phủ Singapore và Mã Lai. Cả hai nước giàu có này nhất quyết buộc thợ di dân, nếu là phụ nữ khi được thử nghiệm thấy có bầu, phải ngưng làm việc và những người bị phát hiện là có bầu sẽ bị đuổi trước khi hết hạn hợp đồng làm việc.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.