Hôm nay,  

10 Quốc Gia Cách Biệt Già Trẻ Lớn Nhất Về Tôn Giáo, Dưới 40 Tuổi Kém Sùng Đạo So Với Trên 40 Tuổi

18/06/201800:00:00(Xem: 3214)
Có cách biệt thế hệ khi nói đến niềm tin tôn giáo không?

Một nghiên cứu được thực hiện bởi Trung Tâm Nghiên Cứu Pew thăm dò các niềm tin tôn giáo tại 106 quốc gia trong thập niên qua và khám phá rằng trong 46 nươc trong đó, nhiều cá nhân tuổi từ 18 tới 39 ít có niềm tin tôn giáo hơn những người từ 40 tuổi trở lên. Chỉ 2 nước nơi mà những người dưới 40 tuổi nói rằng tôn giáo là “rất quan trọng” trong cuộc sống của họ nhiều hơn những người già là Ghana và cựu cộng hòa Xô Viết Georgia.

Cách biệt tuổi xảy ra “trong những quốc gia đang phát triển cũng như những nước kỹ nghệ tiên tiến, tại các quốc gia đa số dân theo Hồi Giáo cũng nhưng các nước tín đồ Thiên Chúa Giáo là chủ yếu, và tại các xã hội là, nhìn chung, tôn giáo là cao cũng như những nước tương đối thế tục,” theo phúc trình cho biết.

Các thăm dò của Gallup có niên đại gần 80 năm cho thấy rằng vào năm 1939, có 39% người Mỹ ở tuổi 40 hay lớn hơn và 36% người Mỹ hơn 40 tuổi cho rằng có đến nhà thờ trong tuần lễ trước đó. Cả hai nhóm đề chứng kiến sự gia tăng có mặt trong nhà thờ trong thời gian hậu chiến – những năm đầu của Chiến Tranh Lạnh – và vào cuối thập  niên 1950s, chênh lệch tuổi tương đối sát nút. 10 năm tiếp theo, khi Hoa Kỳ trải qua sự phát triển kinh tế nhanh chóng, 2 nhóm tuổi đã cách xa nhau, và cách biệt đó kéo dài nhiều thập niên. Nếu có, sự cách biệt đã gia tăng trong những năm gần đây khi tỉ lệ thanh niên đến nhà thờ đã giảm.

Dù những tài liệu này không loại trừ các ảnh hưởng cả đời, chúng cho thấy rằng người Mỹ thuộc mọi lứa tuổi đã kinh qua sự bùng nổ niềm tin tôn giáo trong những năm sau Thế Chiến Thứ 2, và người Mỹ trẻ tuổi vào cuối thập niên 1950s báo cáo đi nhà thờ ít thường hơn những người già. Mới nhất, những người Mỹ trẻ tuổi đã báo cáo ít thường tham dự các dịch vụ tôn giáo hơn những người lớn tuổi.

Sau đây là 10 quốc gia với chênh lệch thế hệ lớn nhất trong niềm tin tôn giáo, theo báo Guardian:

  1. Ba Lan

  2. Hy Lạp

  3. Trung Quốc

  4. Romania

  5. Bồ Đào Nha

  6. Lebanon

  7. Lithuania

  8. Hoa Kỳ

  9. Mexico

  10. Paraguay.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.