BAGHDAD - Quân chính phủ mở chiến dịch tái chiếm Tal Afar từ 2 ngày qua nhưng còn hàng ngàn dân mắc kẹt tại thị trấn đang là cứ điểm của lực luợng “nhà nước Hồi Giáo - ISIS”.
Tổ chức di trú quốc tế (IOM) cho hay: các tổ IOM đang đáp ứng nhu cầu tiếp ứng của làn sóng di tản.
ISIS tại Tal Afar, là căn cứ cuối cùng của họ tại miền bắc Iraq, bị vây đánh từ hôm Chủ nhật hơn 1 tháng sau khi ISIS mất Mosul, thủ phủ của “nhà nước Hồi Giáo tại Iraq”.
Từ hôm Thứ Sáu, 3000 thường dân đã tới trại tiếp cư khẩn cấp của IOM – nhiều người chỉ còn lại quần áo đang mặc.
Cao ủy tị nạn UNHCR loan báo đã nhận 1500 gia đình, gồm khoảng 9000 người, tại trại trung chuyển Hammam Al Alil trong tuần qua – cao ủy đang chuẩn bị để tiếp nhận gần 30,000 người trong thời gian tới.
Dân số của Tal Afar trước chiến tranh là 200,000 - số thường dân còn mắc kẹt không rõ là bao nhiêu.
UNHCR báo động: ISIS có thể dùng thường dân như lá chắn, tương tự trường hợp Mosul.
Nhiều người di tản bị thương vì miểng đạn, mất nuớc, kiệt sức sau 20 giờ đi bộ không ăn uống trong các điều kiện khắc nghiệt của địa hình và thời tiết.
Tổ chức di trú quốc tế (IOM) cho hay: các tổ IOM đang đáp ứng nhu cầu tiếp ứng của làn sóng di tản.
ISIS tại Tal Afar, là căn cứ cuối cùng của họ tại miền bắc Iraq, bị vây đánh từ hôm Chủ nhật hơn 1 tháng sau khi ISIS mất Mosul, thủ phủ của “nhà nước Hồi Giáo tại Iraq”.
Từ hôm Thứ Sáu, 3000 thường dân đã tới trại tiếp cư khẩn cấp của IOM – nhiều người chỉ còn lại quần áo đang mặc.
Cao ủy tị nạn UNHCR loan báo đã nhận 1500 gia đình, gồm khoảng 9000 người, tại trại trung chuyển Hammam Al Alil trong tuần qua – cao ủy đang chuẩn bị để tiếp nhận gần 30,000 người trong thời gian tới.
Dân số của Tal Afar trước chiến tranh là 200,000 - số thường dân còn mắc kẹt không rõ là bao nhiêu.
UNHCR báo động: ISIS có thể dùng thường dân như lá chắn, tương tự trường hợp Mosul.
Nhiều người di tản bị thương vì miểng đạn, mất nuớc, kiệt sức sau 20 giờ đi bộ không ăn uống trong các điều kiện khắc nghiệt của địa hình và thời tiết.
Gửi ý kiến của bạn