Hôm nay,  

Địa Cầu Sẽ Nóng từ 2 Độ C Năm 2050

08/08/201700:00:00(Xem: 2341)
SEATTLE - Biên bản khảo sát phổ biến tuần qua bằng tạp chí “Nature Climate Change” ám chỉ nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu không là lạc quan, với khẳng định: giới hạn tăng nhiệt khí quyển dưới 2 độ Celsius trước năm 2050 là không chắc.

Các nhà nghiên cứu tại trường đại học tiểu bang Washington (Seattle) cho hay: cơ may giới hạn tăng nhiệt dưới 2 độ C chỉ là 5%.

Khoa học gia Adrian Raftery, tác giả của biên bản, nhận xét: là thiêu thực tế để trông đợi tăng nhiệt duới 1.5 độ C trong thời gian dự kiến của hiệp ước khí hậu Paris.

1 phúc trình khác, cũng đuợc tạp chí này đăng tải, xác nhận: tăng nhiệt 1.1 độ C là không tránh đuợc dù toàn thể nhân loại ngưng gây ô nhiễm ngay hôm nay. Tác giả của phúc trình này là chuyên gia Thorsten Mauritsen của Mac Planck Insitute for Meteoroly (Hamburg, Đức) nhận định: giữ đuợc giới hạn tăng nhiệt 1.5 độ C đã là ảo tưởng. Theo lời ông, ủy hội liên chính phủ về biến đổi khí hậu “IPCC tại LHQ” đã vẽ 1 bức tranh lạc quan quá độ với tăng nhiệt 1.5 độ C là tình huống của phép lạ.

Giáo sư Thomas Frolicher tại University of Bern (Thụy Sĩ) giải thích: hệ thống khí hậu của địa cầu phải có thời gian để điều chỉnh với sự hạ giảm của xả thải thán khí carbon – nước biển giữ nhiệt 1 thời gian, hàng thế kỷ cho tới khi khối luợng nước sâu bình ổn, là khi nhiệt độ tiếp tục tăng.

Bụi mồ hóng gây ra từ nhiên liệu hoá thạch bị đốt cũng chịu trách nhiệm về sự tăng nhiệt tiếp diễn - nếu nhiên liệu hoá thạch bị đốt ít hơn, bụi mồ hóng giảm nhanh.

Mặt khác, chuyên gia Mauritsen và giáo sư Robertt Pincus (của University of Boulder, Colorado): phỏng đoán khí quyển tăng nhiệt 1.3 độ vào năm 2100 tính trên căn bản vài thập niên gần đây, là trường hợp lạc quan nhất nếu con người ngưng đốt nhiên liệu hoá thạch ngay hôm nay. Riêng ông Mauritsen thấy có hy vọng hạn chế tăng nhiệt dưới 2 độ C.

Theo khoa học gia Raftery và các đồng nghiệp, địa cầu đang tiến đúng hướng để tăng nhiệt từ 2 độ C đến 4.9 độ C – giải thích là: carbon dioxide không tan biến nhanh dù loài người giảm tạo ra nó. Ông Raftery nói: nếu không giữ đuợc chỉ tiêu dưới 2 độ, cần duy trì nhiệt độ càng gần mức ấy càng hay.

Dù giải kết với hiệp ước khí hậu Paris, Hoa Kỳ vẫn tham gia các hội nghị về khí hậu - thông cáo báo chí của Bộ ngoại giao phổ biến hôm Thứ Sáu xác nhận đã chính thức thông báo LHQ quyết định không tham gia hiệp ước Paris, nhưng tiếp tục dự các thương thảo và hội nghị để bảo vệ các quyền lợi của Hoa Kỳ và bảo đảm để ngỏ mọi phương án tương lai về chính sách.

Nhà báo nhắc lại: khi là quốc khách dự lễ 14-7 tại Paris, TT Trump đã ám chỉ với TT Macron khả năng thay đổi chính sách.

Hội nghị kế tiếp về khí hậu do LHQ tổ chức đã đuợc định vào ngày 23-11 tại Bonn (thủ đô của Tây Đức thời Chiến Tranh Lạnh).

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.