Hôm nay,  

2016: Năm Đen Tối Nhất Cho Nhân Quyền

23/02/201700:00:00(Xem: 1695)
LONDON - 1 phúc trình mới của Amnesty International mô tả năm 2016 là 1 thời gian đen tối khủng khiếp về nhân quyền, với vô số tội ác chiến tranh khắp thế giới, dân tị nạn trở thành dê tế thần trong khi các cường quốc không đối đầu thách thức.

Đa số chúng ta có thể đồng ý rằng năm 2016 là 1 thời gian khó khăn với những tin tức xấu dồn dập tưởng như không bao giờ hết, từ những kết quả trưng cầu dân ý và bầu cử bất ngờ, vô số trận tấn công khủng bố, cho đến thảm trạng của di dân và chiến tranh tàn phá ở Syria, Yemen, Nam Sudan.

TTK Amnesty International Salil Shetty nhận xét: năm 2016 là 1 thời gian đen tối hơn, bất ổn hơn – thực tế là năm 2017 bắt đầu với bất ổn sâu rộng trong tâm trạng đầy sợ hãi và bất an về tương lai.

Tổ chức ghi nhận vi phạm nhân quyền tại 159 quốc gia, gồm ít nhất 23 nước phạm tội ác chiến tranh.

Tại Nam Sudan, Amnesty International ghi nhận các lạm dụng nhân quyền có hệ thống và sự sử dụng vũ khí hoá học chống thường dân, là tội ác chiến tranh. Tại Myanmar, nơi đa số dân theo đạo Phật, hàng chục ngàn người thiểu số Rohingya Hồi Giáo phải di tản vì chiến dịch thanh lọc của chính quyền bản xứ. Tại Philippines, chiến dịch bài trừ ma túy của TT Duterte cho phép giết người không xét xử biến dân nghèo thành nạn nhân.

Điều gây ngạc nhiên là những nước tiền tiêu của dân chủ như Hoa Kỳ, Anh, Pháp cũng vi phạm nhân quyền trong năm qua – vấn đề lớn nhất là sự gia tăng của luận điệu hiềm khích, kỳ thị tại Hoa Kỳ cũng như châu Âu. Các chính trị gia sẵn sàng kết tội toàn thể 1 cộng đồng, như TT Trump và Thủ Tướng Viktor Orban của Hungary.


TTK Shetty viết: năm 2016 chứng kiến sụ sử dụng loại lập luận đổ tội người khác, gây hiềm khích và sợ hãi chưa từng thấy từ thập niên 1930. Loại lập luận “chúng ta chống họ” này là kết quả của 1 thế giới chia rẽ chưa từng thấy, trong đó những người yếu thế trở thành con vật hiến tế. TTK Shetty viết tiếp: chính trị ngày nay đánh giá người này không nhân đạo bằng người khác, lột bỏ giá trị nhân bản của toàn bộ 1 nhóm người, là loại ý tưởng xấu xa nguy hiểm đe dọa phát sinh những khiá cạnh đen tối nhất của bản chất con người.

Giám đốc Tirana Hassan của Crisis Response thuộc Amnesty International nói: nguy hiểm hơn là lập luận “chúng ta chống lại họ” đẻ ra những “người hùng chính trị” với những mục tiêu bị hy sinh là người tị nạn và di dân. Bà Hassan nhấn mạnh: trong thời đại “người hùng chính trị”, các lãnh tụ không muốn nhận trách nhiệm về các lạm dụng của họ, là điều ngược lại nhu cầu bảo vệ những người thất thế. Nhiều chính quyền giả mù, giả điếc.

Theo đánh giá của giám dốc Hassan, tin về sự thiếu vắng ứng phó toàn cầu chống bạo hành đưa tới màn ảnh truyền hình tại phòng khách của gia đình là điểm báo động nhất trong năm qua trong khi thế giới cần có 1 thành phần lãnh đạo vững mạnh với các chính quyền sẵn sàng bảo vệ những người dễ bị thương tổn nhất. Nhưng, không riêng các chính quyền có quyền lực để bảo vệ nhân quyền – Amnesty hô hào mọi người đứng lên tranh đấu vì nhân quyền, vì đó là trách nhiệm của mọi người.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.