Hôm nay,  

Hoa Lục Sợ Phát Triển Nóng: Vận Tải, Cầu Đường Quá Tải

13/01/200600:00:00(Xem: 5490)

BEIJING (KL) – Theo tin tạp chí Forbes, trong khi Trung quốc gấp rút trở thành trung tâm chế xuất của cả thế giới, hầu hết các quốc gia trong đó có Hoa kỳ đều rùng mình lo sợ. Thực ra chính Trung quốc cũng có lý do để run sợ riêng.

Hiện nay nguồn chế xuất tất cả đều quá rẻ đối với mọi người. Có điều hàng hóa của các nhà máy tại Trung quốc cần phải có các hải cảng lớn và rộng hơn, có khả năng vận chuyển thùng chứa hàng thực đồ sộ. Hiện nay hạ tầng cơ sở của Trung quốc về lộ vận cũng như đường xe lửa cũng đã bị quá tải, cấu trúc kỹ thuật tin học nếu có cũng không cáng đáng nổi..

Trung quốc chi khá nặng tới 21,3 phần trăm của tổng sản lượng quốc gia cho các chi phí về điều hành sở vận (logistics), so với Hoa kỳ sở phí này chiếm 8,6 phần trăm, theo như ARC Advisory Group, một tổ chức chuyên truy cứu các tài liệu lưu trữ của các quốc gia trên thế giới, cho biết. Con số sở vận phí của Hoa kỳ hiện nay cũng càng ngày càng xuống thấp. Hơn nữa chi phí hành chánh cai trị của Trung quốc năm 2004 chiếm 14 phần trăm, so với Hoa kỳ chi phí này chiếm l3,9 phần trăm.

Trong năm 2004, với các dữ liệu có đầy đủ, sở vận phí của Trung quốc là 355 tỷ (billions) Mỹ kim, còn Hoa kỳ 1,02 ngàn tỷ (trillion) Mỹ kim. Các chi phí này cho thấy, hầu hết là thuế cầu đường cắt cổ khi hàng hóa chuyển ngang qua các địa phương tại Trung quốc, còn tiến trình kiểm soát hàng hóa của hải quan chậm rì với thái độ hách dịch để làm tiền (một thứ chi phí ngoài sở phí của sản xuất hay chế xuất). Những thứ này là một lổ hổng lớn trong cấu trúc hành chánh của các bộ và các cục tại Trung quốc.

Tiến sĩ Thomas W. Speh là giáo sư về quản trị các chuỗi cung ứng (Supply chains) tại đại học Miami University của tiểu bang Ohio, nguyên chủ tịch Hội đồng Chuyên gia Nghiệp vụ Quản trị Chuỗi cung ứng, gần đây tiến sĩ đã cầm đầu một phái đoàn sang Trung quốc để điều tra tình trạng sở vận (logistics) tại Trung quốc. Tiến sĩ đã hé ra một sự chẩn đoán có nhiều hy vọng cho Trung quốc “Theo tôi hình như Trung quốc cũng đã nhận ra những vấn đề này. Tôi cho rằng hầu hết chúng có liên quan tới cơ cấu của chánh quyền. Trung quốc hiện mới bắt đầu cho các bộ kết thông với nhau. Phần lớn các nhà mô phạm đểu hiểu rằng cái cần thiết là ngồi lại với nhau để nhìn thấy rõ vấn nạn to lớn này.”

Nhưng tiến sĩ Speh cảnh báo, nếu như người Trung quốc không chịu sửa sai cái sở vận quá phức tạp và chi phí hành chánh, toàn bộ kinh tế của Trung quốc sẽ bị bế tắc nặng, các nhà đầu tư cũng sẽ bỏ chạy vì các ngoại phí không vào đâu để kết toán.

* Có Phải Các Sở Vận Tải Trung Quốc Sẽ Được Sửa Sai Không"

Đúng thế. Trên vài mặt như cho đầu tư vào đường xe lửa và các xa lộ. Có khoảng 50 ngàn cây số đường cao tốc đưa vào dự án của 15 năm tới. Hải cảng nuớc sâu trên đại đảo Yanshan sẽ trở thành một hải cảng lớn nhất thế giới nhưng hải cảng này không có tuyến đuờng sắt chuyển vận nào cả.. Trung quốc có 730 ngàn công ty về sở vận, nhưng không có công ty nào nắm quá 2 phần trăm thị trường vì các quan cán chia phần và dành ăn với nhau. Trung quốc vẫn còn là lục địa của nhiều nghịch lý khó hiểu.

Tuy nhiên việc đầu tư vào các tuyến đường xe lửa và các lộ vận không làm tiến trình kiểm soát hàng hóa của hải quan mau hơn, thuế cầu đường giảm xuống hay việc giao thông dễ dàng hơn cũng như các cục và bộ của chánh quyền có quan hệ chặt chẽ hơn để thoát khỏi thảm cảnh “quan thì tha, nhưng ma bắt” hoặc cảnh “quan xa, bản nha thì gần”.

Theo tin từ trong nước đưa ra, Việt Nam hiện nay cũng đang lâm trong tình trạng y như Trung quốc, cảnh cơm tù của các quán do người nhà của các quan sở tại mở dọc các xa lộ thường xẩy ra cho các khách đi xe hàng hiện nay.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.