Hôm nay,  

Đức: 550,000 Di Dân Bị Bác Đơn Tị Nạn Chưa Bị Đuổi

23/09/201600:00:00(Xem: 2086)
Tại sao người thân làm quan? Có phải là thời phong kiến, khi tài sản cả nước chỉ nằm trong tay một hoàng gia và vài chục ông quan? Hình như không có gì khác với thời xa xưa cả, thực tế còn tệ hơn. Bởi vì, nhân tài bị loại ra, và cả họ làm quan là hình thức “hôn nhân cận huyết” kiểu mới.

Để nói chuyện hôn nhân cận huyết. Báo Gia Đình Net kể:

“Những năm gần đây, nạn tảo hôn và kết hôn cận huyết thống vẫn âm ỉ xảy ra trên địa bàn huyện vùng cao Đồng Văn.

Hàng trăm trường hợp tảo hôn và kết hôn cận huyết thống mỗi năm đã gây ra nhiều hệ lụy đến đời sống xã hội, làm suy giảm chất lượng dân số. Chính quyền các cấp từ huyện đến cơ sở đã nỗ lực đưa ra nhiều giải pháp, nhưng để đẩy lùi tình trạng trên là cả một lộ trình dài cần sự chung tay của nhiều ban, ngành.

Theo thống kê của UBND huyện Đồng Văn, thời gian trước, trong và sau Tết Nguyên đán Bính Thân 2016 (từ tháng 5/2015 đến tháng 4/2016) trên địa bàn huyện có 128 trường hợp tảo hôn và 4 trường hợp kết hôn cận huyết thống. Chính quyền các cấp đã đẩy mạnh xử lý bằng cách thuyết phục, vận động, trục xuất, trao trả các trường hợp vi phạm; nhờ đó, đã chấm dứt, hoãn hôn được 48 trường hợp tảo hôn; chấm dứt 2 cặp hôn nhân cận huyết thống. So với cùng kỳ năm ngoái, số tảo hôn và hôn nhân cận huyết trên địa bàn huyện giảm 18,5%. Tuy nhiên, số tảo hôn đang chung sống như vợ chồng vẫn lên đến 80 trường hợp.

Theo lãnh đạo huyện Đồng Văn thì hiện nay, nhiều địa phương vẫn chưa quyết liệt trong việc ngăn chặn nạn tảo hôn và kết hôn cận huyết.“

Không gì khác. Cả họ làm quan là “quyền lực cận huyết.”

Báo Người Lao Động kể về chuyện “Cả nhà Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang làm quan”…

Dù vậy, ông Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Triệu Tài Vinh vẫn khẳng định việc bổ nhiệm vợ, con, em trai, em rể… của ông làm lãnh đạo ở các sở, ngành là đúng quy trình.

Dư luận đang xôn xao trước thông tin ông Triệu Tài Vinh, Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang, có vợ, em trai, em gái và một số người thân được cất nhắc, nắm giữ một số vị trí lãnh đạo cơ quan, ban - ngành tại tỉnh Hà Giang.

Bản tin NLĐ kể: “Theo ông Triệu Tài Vinh, rất nhiều vị trí lãnh đạo của người thân ông không muốn song đều không chối từ được. Ví dụ năm 2006, vợ ông là bà Phạm Thị Hà được đề xuất bổ nhiệm làm Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Hà Giang nhưng ông không đồng ý. Đến năm 2009, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Giang lúc bấy giờ đã đưa ra đề nghị, trình bổ nhiệm vợ ông làm phó giám đốc sở này nhưng vợ chồng ông đến tận nhà vị giám đốc này… xin không nhận nhiệm vụ. Đến năm 2013, vợ ông lại “bị trình lên”, đúng vào thời điểm khó khăn về nhân sự nên đành phải nhận.”

Nghĩa là, bị ép cận huyết quyền lực? Nghe có vẻ tiểu thuyết? Hay là chuyện cổ tích thời mới?

Chuyên gia nghĩ gì?

Bản tin Trí Thức Trẻ đã phỏng vấn chuyên gia Phạm Chi Lan về chuyện tréo ngoe này. Vài câu như sau:

“PV: Trong cuộc trả lời phỏng vấn báo chí, ông Bí thư Tỉnh uỷ Hà Giang cũng đã nói rằng, khi những người thân của ông được đề cập đến trong việc bổ nhiệm, ông đã gạt đi. Tuy nhiên, cho đến nay, một số người đó vẫn đang ngồi ở những vị trí như trước đó đã được xem xét. Bà có tin cấp dưới của ông Bí thư Tỉnh Hà Giang đã cố tình không làm đúng tinh thần của Bí thư?


Bà Phạm Chi Lan: Tôi không tin thế. Bí thư Tỉnh uỷ Hà Giang thực sự không muốn những người thân của mình được bổ nhiệm thì đã dứt khoát không chấp nhận. Hoặc ông ấy sẽ yêu cầu người thân của mình đi về các tỉnh khác mà ứng cử hoặc làm việc. Trong việc này, nếu Bí thư Tỉnh đã kiên quyết thì có ai dám trái ý?

PV: Nếu bà ở vào vị trí người đứng đầu một tỉnh như Bí thư Tỉnh uỷ Hà Giang thì bà ứng xử như thế nào trong trường hợp những người thân của mình được bổ nhiệm?

Bà Phạm Chi Lan: Tôi dứt khoát không chấp nhận. Tôi có quyền từ chối chứ. Mà đây là lý do chính đáng: Như vậy tôi sẽ rất khó làm việc mà bản thân người được bổ nhiệm cũng khó làm việc. Cả cơ quan, cả đơn vị cũng khó làm việc. Uy tín của tỉnh uỷ sẽ mất đi chứ không chỉ có uy tín cá nhân tôi.

PV: Vẫn giả sử bà là người đứng đầu một tỉnh nhưng nếu những người thân của bà là những người có tài thực sự, có thể đảm đương được công việc ở vị trí cao hơn thì sao, thưa bà?

Bà Phạm Chi Lan: Có tài thực sự thì hoàn toàn có thể thi thố tài ở chỗ khác chứ không nhất thiết phải vào các vị trí lãnh đạo ngay trong bộ máy của tôi đứng đầu.

Nếu có tài thì người ta đã có thể xông pha đi làm việc ở chỗ khác được. Đất nước rộng lớn chứ đâu chỉ có tỉnh Hà Giang hay chỉ có nơi tôi làm lãnh đạo mà cứ phải bám vào đó?”

Thế mới lạ, cả nước đều thấy: Đất nước rộng mênh mông, nhưng sao cả họ lại chui vào tòa hành chánh tỉnh Hà Giang?

Dĩ nhiên, ông quan Tỉnh rất buồn. Và ông bực dọc thấy rõ. Bản tin VTC kể rằng vào buổi chiều 17/9, Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Triệu Tài Vinh đã lên tiếng về thông tin nhiều người thân được bầu, bổ nhiệm lãnh đạo các Sở, ngành, địa phương trong tỉnh. Ông Vinh cho biết, "không cảm thấy vui khi những người trong gia đình mình được bầu, bổ nhiệm làm lãnh đạo."

Ông Vinh khẳng định lại trên báo Dân Trí rằng, những người thân của mình được bổ nhiệm đúng quy trình. Họ là ai, quy trình thế nào?

Trước đó, ngày 17/9, trên mạng xã hội đăng tải thông tin có ít nhất 8 người là vợ, anh em ruột thịt, em rể, anh em họ hàng của ông Triệu Tài Vinh đang giữ các vị trí chủ chốt của nhiều ban ngành, địa phương trong tỉnh gồm:

- Bà Phạm Thị Hà - phó giám đốc sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Giang, là vợ ông Vinh

- Ông Triệu Tài Phong - bí thư huyện ủy huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang, là em trai ông Vinh

- Ông Triệu Sơn An - phó chủ tịch UBND huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang, là em trai ông Vinh (không phải Triệu Tài An như thông tin trên mạng)

- Ông Triệu Tài Tân - phó phòng Hành chính Viễn thông tỉnh Hà Giang, là em trai ông Vinh (không phải làm phó giám đốc Viễn thông Hà Giang như thông tin trên mạng)

- Bà Triệu Thị Giang - phó phòng Kinh tế đối ngoại Sở Kế hoạch - Đầu tư tỉnh Hà Giang, là em gái ông Vinh (không phải được đề bạt lên phó giám đốc sở như thông tin trên mạng)

- Ông Mạc Văn Cường (chồng bà Giang, em rể ông Vinh) - phó trưởng Công an thành phố Hà Giang

- Ông Triệu Là Pham (anh họ ông Vinh) - phó ban Nội chính Tỉnh ủy Hà Giang

- Bà Triệu Thị Tình (em họ ông Vinh) - phó giám đốc phụ trách Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Hà Giang.

Trời ạ… chức nào cũng là tiền cả đấy. Có cần phải “cận huyết quyền lực” như thế chăng?

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.