Hôm nay,  

Các Con Cừu Sao Bản Sinh Học Có Thể Sống Lâu, Khỏe Mạnh

01/08/201600:00:00(Xem: 2240)
Ba tuần sau khi các khoa học gia đánh dấu kỷ niệm 20 năm ngày sanh của chú Cừu Dolly, nghiên cứu mới được phát hành từ trường đại học The University of Nottingham, trong ấn bản hàn lâm về Thông Tin Tự Nhiên đã cho biết bốn chú cừu được sinh ra từ cùng một gốc tế bào – là sao bản tế bào gốc của con cừu Dolly – đã bước qua 8 tuổi và cả đàn bốn con đều đang sống khỏe mạnh.

Các con cừu Dollies này -- Debbie, Denise, Dianna và Daisy – vừa mới đón mừng sinh nhật 9 tuổi cùng với 9 con cừu vô tính khác, tất cả đều thuộc về một đàn cừu sao bản tế bào đặc biệt dưới bàn tay chăm sóc của Giáo Sư Kevin Sinclair, một chuyên gia trong lãnh vực phát triển sinh học, thuộc phân khoa Trường Khoa Học Sinh Học.

Bản nghiên cứu phát hành ngày 26 tháng bảy, 2016 cho biết rằng giữa khoảng bảy đến chín năm tuổi (tương đương với tuổi người từ 60 đến 70), những con cừu vô tính này không thấy biến thái nguy hại gì về sức khỏe trong quá trình phát triển đường dài. Các sao bản sinh học lịch sử Dolly là loạt sinh vật vô tính đầu tiên được sinh ra qua quá trình sao bản sinh học từ một tế bào trưởng thành sử dụng một kỹ thuật được gọi là chuyển nhân tế bào nguyên tử (SCNT). Giáo sư Keith Campbell đã có công tiên phong trong công cuộc này. Năm 1999 Ông gia nhập trường đại học The University of Nottingham và tiếp tục nghiên cứu về lãnh vực vô tính sinh học và Ông qua đời năm 2012. Đàn cừu sao bản này là di sản của Ông để lại cho trường Đại Học.


Nghiên cứu gần đây do Giáo Sư Kevin Sinclair dẫn đầu, Ông là một người đồng nghiệp với giáo sư Campbell. Giáo Sư Sinclair cho rằng: "Mặc dù có gần đây những tiến bộ đáng kể trong công nghệ này, hiệu quả của SCNT vẫn còn ở mức độ thấp, tuy nhiên hiện nay có rất nhiều chuyên gia trên thế giới đang làm việc xung quanh vấn đề này và chúng ta có lý do để lạc quan rằng sẽ có những cải tiến đáng kể trong tương lai. Những tiến bộ đó sẽ đem lại một kiến thức sâu rộng hơn về sinh học cơ bản liên quan đến những giai đoạn đầu phát triển của loài động vật có vú. Điều này có thể dẫn đến viễn cảnh thực tế của việc sử dụng SCNT để tạo ra tế bào gốc cho mục đích điều trị ở con người, đồng thời tạo nên những động vật sinh học khỏe mạnh, có khả năng sanh đẻ. Tuy nhiên công nghệ sinh học này nếu được áp dụng trong tương lai cần phải được tiếp tục kiểm tra mức an toàn và hiệu quả.”

Ý kiến bạn đọc
02/08/201618:31:45
Khách
Chính tả đâu đến nỗi sai "quá tầm trọng" như nguyenngocvi nói đâu? Nguyenngocvi cho ý kiến còn viết sai, chỉ thấy có từ "sử dụng" là sai, xử dụng mới đúng nhưng lỗi này chỉ là lỗi nhỏ, không đến nỗi "trầm trọng".
01/08/201613:39:34
Khách
Cám ơn bạn đã viết bài. Nhưng thực sự mình thật buồn, lỗi chính tả sai quá tầm trọng. Nếu như bạn là người nước ngoài thì mình xin lỗi.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.