Hôm nay,  

Hải Quân Mỹ Xài Nhu Liệu Lậu, Bị Kiện

25/07/201600:00:00(Xem: 3254)
Hải Quân Hoa Kỳ cài đặt bản sao lậu của phần mềm nhìn thấy như 3D trên “hàng trăm ngàn” máy điện toán của họ mà không có xin phép, theo một công ty kỹ thuật Đức cho biết. Công ty này đang kiện quân đội đòi bồi thường 600 triệu đô la vì những giấy phép lậu.

Washington đã đưa ra lập trường cứng rắn về nhu liệu lậu trong vòng vài năm qua, kết tội vi phạm bản quyền và hạn chế việc tiếp cận các vật liệu được bản quyền. Bây giờ, quân đội Mỹ đang đối diện vụ kiện 600 triệu đô la về việc sử dụng nhu liệu lậu trong phạm vi rộng lớn.

Trong hồ sơ vụ kiện tại tòa án Khiếu Nại Liên Bang Hoa Kỳ vào tuần trước, Bitmanagement, nhà cung cấp nhu liệu có trụ sở tại Đức, cho rằng Hải Quân Hoa Kỳ đã gia hạn việc sử dụng các bản sao không cho phép của ứng dụng nhìn thấy thực của họ gọi là BS Contact Geo, theo báo TorrentFreak tường trình hôm Thứ Tư cho biết.

BS Contact Geo là khả năng đổi thông tin theo địa dư vào bản đồ nhìn như thực 3D phục hồi dữ liệu từ các thăm dò trên đất liền, hình ảnh vệ tinh hay chụp hình bằng tia laser không gian, theo trang mạng của công ty này cho biết.


Hải Quân Hoa Kỳ từ lâu đã có thích thú trong các khả năng của nhu liệu, theo hồ sơ vụ kiện cho biết, và trong năm 2011 và 2012 Bitmanagement đã đồng ý trao chỉ 38 giấy phép “cho mục đích thử nghiệm, chạy thử và hội nhập vào các hệ thống Hải Quân.”

Sau cuộc thử nghiệm ứng dụng một thời gian, Hải Quân thực hiện các cuộc thương lượng về những giấy phép thêm nữa, hứa mua một số lượng lớn các bản sao.

Nhưng trước khi các vụ thương lượng có kết quả, nhà cung cấp phần mềm biết rằng trong năm 2013 Hải Quân đã gài đặt BS Contact Geo vào ít nhất 100,000 máy điện toán “mà Bitmanagement không biết và không bằng lòng.”

Năm 2013, Chính Phủ Obama giải quyết ngoài tòa với công ty nhu liệu Apptricity theo sau vụ kiện của công ty này chống lại Lục Quân Hoa Kỳ qua việc nhu liệu hậu cần lậu mà quân đội sử dụng tại Iraq và những nơi khác. Vụ dàn xếp đến sau nhiều năm tranh tụng tại tòa trong đó công ty Apptricity đòi bồi thường ít nhất 225 triệu đô la, nhưng cuối cùng, các bên đã đồng ý giải quyết với giá 50 triệu đô.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.