Hôm nay,  

Hoa Lục Sẽ Thành Đế Quốc: Khống Chế May Dệt Toàn Cầu

28/11/200400:00:00(Xem: 4653)
BEIJING --Thị trường vải dệt thế giới: 3 quốc gia, 3 chiến lược.
Ở Trung Quốc, sự phát triển của ngành vải dệt đã đang được lập nên cho cả 1 thập niên. Từ năm 1997 đến 1999, kỹ nghệ vải Trung Quốc đã bị mất đi hơn 1 triệu công việc làm khi chính quyền hủy bỏ những nhà máy dệt có hệ thống lỗi thời và tiền vốn nhà nước.
Công ty Shanghai's Shenda Group Co. đã đóng cửa hơn 20 nhà máy và cho nghỉ việc 50,000 người trong vòng 6 năm qua. Họ trang bị lại với những máy móc hiện đại. Với chỉ 10,000 nhân viên, công ty này đã tăng số lên đến 415 triệu Mỹ kim.
Trong năm 2002, Trung Quốc đã mua gần ¾ tất cả các máy dệt tân tiến của thế giới.
Ở Nhật Bản và Úc (hai nước này không có giới hạn về hạn ngạch), Trung Quốc chiếm khoảng 70% thị trường vải.

Ở Mỹ, hạn ngạch loại trừ các sản phẩm như áo quần trẻ em và áo choàng, và hàng nhập từ Trung Quốc cho các sản phẩm này tăng từ 11% đến 55% vào cuối năm ngoái.
Trong cùng thời gian, Trung Quốc đã thế chỗ Mexicô về cung cấp vải và áo quần cho Mỹ. Khi thuế hạn ngạch hết hiệu lực, giá hàng hóa Trung Quốc có lẽ còn rẻ hơn.
Với khoảng 18 triệu công nhân trong ngành vải dệt, quyền lợi lớn cho Trung Quốc cũng giống như Sri Lanka và những nước khác. Lương trung bình mỗi giờ khoảng 68 xu ở Trung Quốc. Nhưng nó đỡ hơn nhiều so với số luơng ít hơn 50 xu mỗi giờ ở Bangladesh, India và Pakistan. Nhân viên trong các nhà máy ở Trung Quốc thường bị ép lamø 12 tiếng mỗi ca mà không được trả tiền làm ngoài giờ và không có ngày nghỉ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.