Hôm nay,  

Đề Nghị Xài “amero” Đồng Tiền Chung Cho Bắc Mỹ

26/10/199900:00:00(Xem: 5790)
OTTAWA (KL) - Theo bản tường trình của nhà báo Colin Grey được đăng lớn trên Ottawa Citizen đầu trang ngày 24/10/1999, kinh tế gia Canada đang gợi ra tiền tệ chung Bắc Mỹ.
Canada nên hiệp lực với Hoa-Kỳ và Mễ Tây Cơ để lập ra đồng bạc “Amero”, tiền tệ chung cho cả vùng Bắc Mỹ theo như lý luận của nhà kinh tế nổi tiếng này.
Cách đây chừng vài tuần một kinh tế gia Canada đã nhận giải thưởng của Âu châu về luận án thuộc kinh tế vĩ mô. Luận án này đã gợi ý các nước Tây phương thành lập đồng “Euro”, tiền tệ chung Âu châu ngày nay.
Kinh tế gia Herbert Grubel cho biết, hiệu năng của Canada để thành hình một chính sách tiền tệ riêng cho Canada quả quá yếu, chính sách này chỉ có thể tăng tiến nếu Canada hợp sức với Mễ Tây Cơ và Hoa Kỳ.
Loại tiền này có thể loại bỏ những rắc rối về trao đổi ngoại tệ ngay tại biên giới, hay làm cho giá cả nguy hiểm trong nước Canada vụt tăng cao so sánh với nước Hoa-Kỳ.
Nhà kinh tế cũng lý luận, đồng tiền “Amero” làm cho kinh tế Canada khá hơn như tăng sức sản xuất và có khả năng tranh đua và làm áp lực cho chính quyền Canada giảm thuế để xuất và nhập khẩu, để tăng trưởng mức tiêu thụ.
Ông Gruel cho biết, tiềm lợi vượt xa hẳn sự mất quyền để định đoạt tiền tệ phải như thế nào. Ông mới thảo gần đây:
“Tinh thần quốc gia không phải là nguyên nhân tốt dùng để chống đồng “Amero”, trừ trường hợp cơ bản như mất hết tiền của quốc gia và mất luôn chủ quyền tài chánh (về thuế má, giá trị các nguồn tài nguyên và v.v...). Tuy tinh thần quốc gia có vẻ mất đi, nhưng sẽ tạo ra nhiều cái lợi về kinh tế.”
Ông Gruel là giáo sư kinh tế học hồi hưu của trường đại học tổng hợp Simon Fraser U. và nguyên thượng nghị sĩ thuộc đảng Cải cách Canada.
Dầu ý tưởng về dồng tiền chung Bắc Mỹ chưa được phổ thông mấy. Nhưng trong cuộc phỏng vấn, ông Gruel nói là ông có bổn phận phải đưa ra ý kiến trước.
“Có một số người coi đó như là những chuyện giật mình. Tôi cho là tôi đã nghĩ tới cái gì tốt nhất cho quốc gia và tôi cũng không cần biết thực thể chính tình hiện nay ra sao.”
Ông Gruel biết rõ cái khó là làm sao cho Hoa-Kỳ chấp nhận về tiền tệ chung Bắc Mỹ, ông nói: “Lẽ dĩ nhiên Hoa-Kỳ là gót chân của thần Achilles, thần có chân đi vạn dậm.”
Nhưng ông cảm thấy không có cái gì buộc ông không được trình bầy ý kiến của mình khi ý kiến đó có lợi cho quốc gia, chính vì ý nghĩa này đã làm ông phải khó khăn lắm mới thổ lộ ra.
Ông cho biết thêm: “Qua quá trình kinh nghiệm riêng của ông, ý tưởng này hiện nay có nhiều kinh tế gia đề cập tới. Đó là điều hay, có lẽ sẽ thắng thế trong nay mai gì đó. Chắc chắn là điều không thể tránh được.”
Cái ý tưởng làm cho đồng bạc Gia kim có giá cố định đối với đồng bạc Mỹ kim mầu xanh lá mạ đã làm nhiều người chú ý từ khi dồng “Euro” được đưa ra dùng chung cho 11 nuớc Tây phương liên hiệp với nhau.
Tài liệu của ông Gruel là tài liệu thứ ba được cho xuất bản từ mùa hè năm nay để bênh vực cho hệ thống tiền tệ có một giá trị cố định trong việc mậu dịch.

Kinh tế gia Tom Courchene và Richard Harris đã xuất bản tài liệu vào tháng sáu. Tài liệu này trình bầy về định giá đồng Gia kim cố định với đồng Mỹ kim để tiến tới việc liên hiệp tiền tệ. Tháng bẩy, một đề mục của tờ Foreign Affair đã tiên đoán vào khoảng năm 2030, thế giới sẽ chia làm hai vùng: Vùng tiền tệ Mỹ châu và vùng tiền tệ Âu châu.
Trong tài liệu của ông Gruel, theo như lý thuyết về tương lai, đồng “Amero” sẽ được ba nước chấp nhận vào ngày 1 tháng giêng 2010.
Ông Gruel đã lý luận kinh tế của Canada không được khá lắm kể từ năm 1970, khi Canada đổi chính sách tiền tệ trong khi bị kém giá để bảo vệ kỹ nghệ thiếu năng xuất và bất khả cạnh tranh ngay khi mọi giá phẩm vật hàng ngày đi xuống và nền thịnh vượng của Canada cũng theo đà xuống theo.
Chính sách định giá cố định đối với đồng tiền chung cho liên hiệp quốc gia sẽ làm cho kinh tế bớt rườm rà (leaner and meaner). Chính sách này còn những cái lợi thế khác: tiền tệ không bị ảnh hưởng khi các vấn đề chính trị nẩy sinh, kích thích mậu dịch, chống trả lại những sự nổ kinh tế từ ngoài như sự khủng hoảng kinh tế Á châu xẩy ra gần đây.
Đồng bạc “Amero” có giá trị bằng một Mỹ kim, tiền Canada và tiền Mễ Tây Cơ sẽ có một giá trị tương đương nào đó dùng để trao đổi (Ông Gruel ước định một Gia kim ngang giá với một Mỹ kim).
Đồng tiền Amero do ngân hàng North American Central Bank (Ngân hàng Trung ương Bắc Mỹ) quản trị, hội đồng của ngân hàng này có số đại diện của cả ba nước tính theo dân số và lợi tức quốc gia. Ngân hàng có trách nhiệm để ổn định giá cả, chứ không giải quyết vấn đề thất nghiệp.
Ngân hàng trung ương này có sự độc lập một cách tương đối và không chịu ảnh hưởng chính trị xẩy ra ngay trong ba nước. Mục đích của ngân hàng trung ương là tạo niềm tin cho các nhà đầu tư.
Tiền tệ chung cho ba nước sẽ có sức mạnh buộc nền kinh doanh Canada không còn dựa vào sự bảo vệ đồng tiền bị mất giá, phải tăng năng xuất sản xuất và khiến cho các nghiệp đoàn không thể nào đòi hỏi đồng lương cao hơn mức thường.
Ông Gruel có thảo: “Dưới thể chế ngoại tệ có hối xuất cố định, các tài nguyên thiên nhiên tự giảm giá để bán, kết quả là đồng lương phải hạ thấp xuống. Nhưng với hối xuất ngoại tệ nổi, những áp lực này hầu như không có hiệu quả như khi các nghiệp đoàn đòi tăng lương trong khi sức sản xuất đang đi xuống.”
Ông Gruel xác nhận trở ngại chính trị ảnh hưởng to tát tới vấn đề cho ra đồng bạc chung và ông cho vấn đề tiền tệ chung là một vấn đề chính trị không khác gì vấn đề “Mậu dịch tự do” sẽ được các nhà chính trị lao mình ủng hộ và thường xuyên nói tới tại Canada để thuyết phục Hoa-Kỳ chấp nhận ý nghĩ này.
Nói đi, chẳng bằng nói lại, ông Gruel viết: “Chúng ta phải lo việc nhà đã, tạo tư thế riêng cho mạnh, gây sự ủng hộ mạnh mẽ của dân chúng Canada, trước khi chúng ta bàn tới sáng kiến này.”

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.