Hôm nay,  

Các Nước Đông Âu Không Muốn Nhận Người Tị Nạn

18/03/201600:00:00(Xem: 2481)

BRUSSELS - Trước hội nghị thượng đỉnh giữa Liên Âu và Thổ Nhĩ Kỳ, Thủ Tướng Angela Merkel ra sức vận động 1 giải pháp chung về di trú cho toàn châu Âu – nhưng, 1 số quốc gia Đông Âu bác bỏ chủ trương thương lượng và làm rõ rằng họ không muốn nhận người tị nạn.

Thủ Tướng Viktor Orban của Hungary chống giải pháp chung – trong phát biểu nhân 1 ngày lễ toàn quốc, 2 ngày trước hội nghị thượng đỉnh Brussels, ông khẳng định không chấp nhận chủ trương tái phân phối di dân từ Thổ Nhĩ Kỳ đến. Khoảng 2/3 dân số Hungary ủng hộ định hướng của Thủ Tướng Orban, và ông Orban muốn trưng cầu dân ý về tái phân phối di dân.

Các nươc Đông Âu khác chia sẻ quan điểm này, như cộng hoà Czech và Slovakia. Nhưng Liên Âu vẫn nuôi hy vọng thỏa hiệp trong khi Romania và Bulgaria không muốn hậu thuẫn chủ trương của Thủ Tướng Orban. Romania không sẵn sàng nhận nguời tị nạn, cũng không thuộc khuôn khổ của “vùng Schengen miễn chiếu khán”, không trên hành lang Balkan, cũng không có sức hút như đất nước quá cảnh. Tuy nhiên, Romania đã chuẩn bị kế hoạch kiểm soát biên giới nếu di dân tìm kiếm đường quá cảnh khác để tới Tây Âu. Thủ Tướng Dacian Ciolos của Romania chỉ có thể chấp nhận tái phân phối bằng tự nguyện.


Đầu tháng này, 15 người tị nạn vào Romania từ Hy Lạp. Romania hưá nhận 6351 người tị nạn, không gây phản ứng trong dân chúng.

Thăm dò năm 2015 ghi nhận 75% dân số chống tiếp nhận di dân, tuy đa số đồng ý giúp đỡ nhân đạo nạn nhân chiến tranh Syria.

Trong khi đó, Bulgaria nhận thấy các khó khăn do di dân tạo ra tại đất nước quá cảnh – khoảng 1500 người vào Bulgary hàng tháng, hầu hết đi tiếp về hướng tây. Di dân không đuợc hoan nghênh tại đây – 1 cẩm nang của dân tị nạn Arap ghi: Bulgaria đứng đầu bảng trong danh sách các nươc quá cảnh nên tránh. Chính quyền Bulgaria chấp nhận tái phân phối, sẵn sàng nhận 1600 người, nhưng dân chúng không tán đồng.

Ba Lan không muốn nhận người tị nạn. Trong thăm dò Tháng 11-2015, khoảng 73% dân số nhận thấy Ba Lan không đủ sức tiếp nhận nguời tị nạn – nhưng 53% tin rằng là thành viên Liên Âu, Ba Lan nên đóng góp trong giải pháp chung.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.