Hôm nay,  

Công Nhân TQ Không Có Quyền Đình Công; TQ: 2741 Vụ Đình Công Của Thợ Trong Năm 2015, Tăng 50%

07/01/201600:00:00(Xem: 2298)

BEIJING - Nền kinh tế trì trệ và sự thiếu vắng các bảo đảm của nhà nước làm tăng nhân số công nhân tham gia biểu tình và đình công – người lao động tại Hoa Lục đòi hỏi luơng cao hơn và các điều kiện làm việc thích hợp hơn.

Mới đây, chính quyền tống giam 7 nhà tranh đấu công nhân tại tỉnh Guangdong, với lý do: kích động đình công, phá rối an ninh trật tự.

Nhưng, các tổ chức tố cáo hành động của chính quyền là đàn áp. Tranh chấp lao động tăng trong vài năm gần đây trong lúc kinh tế đình trệ làm 1 thành phần công nhân mất việc – hiện tình này có thể thấy rõ tại tỉnh Guangdong, là trung tâm gia công lớn nhất nước. Hồ sơ ghi: tỉnh này chứng kiến 412 cuộc đình công trong năm qua, cao nhất nước.

Thống kê cũng xác nhận 2741 cuộc đình công trên toàn quốc trong năm qua, so với 1379 vụ trong năm trước, là tăng gấp đôi.

Tranh chấp lao động cũng tăng, với 1.56 triệu vụ năm 2014, tăng 4.1% so với năm trước, theo hồ sơ của Bộ tài nguyên nhân lực và an sinh xã hội.

Công nhân Trung Quốc không đuợc tự tổ chức nghiệp đoàn và chỉ có tổng công đoàn Toàn Hoa thuộc quyền kiểm soát của giới lãnh đạo Beijing. Dù vậy, người lao động Hoa Lục đang gia tăng các hành động về lao động, đặc biệt là trong thành phần công nhân lưu trú từ nông thôn ra các thành phố duyên hải làm việc gia công, theo nhận xét của giáo sư Cynthia Estlund tại khoa luật của trường đại học New York.


Là người đang soạn sách về cải tổ lao động tại Trung Quốc, bà Estlund cho biết: để xoa dịu, Beijing vận động kết hợp áp chế và khuyến dụ. Ngoài sự can thiệp của cảnh sát, viên chức địa phuơng khuyến khích thương luợng – nhưng, công nhân không chỉ đòi luơng cao hơn, mà còn muốn bầu những người đại diện cho họ tại xưởng, tại công ty. Đó là những bất bình âm ỉ từ lâu.

Hơn nữa, trong thời gian gần đây, vài công ty đa quốc đã tăng luơng cho công nhân. Từ 2010, sau hàng loạt đình công đòi hãng Honda và hãng điện tử Foxconn của Đài Loan tăng luơng, và đuợc đáp ứng, các tỉnh Guangdong và Fujian bắt đầu ban hành luật về thương luợng tập thể như là 1 phần cải thiện tiến trình thương luợng giữa nghiệp đoàn và ban quản trị công ty.

Nhưng, công nhân Trung Quốc không có quyền đình công. Giáo sư Estlund vạch rõ: sau đình công, các thủ lãnh nghiệp đoàn thường bị trả thù, bởi chủ cũng như bởi chính quyền, bằng cách hình thức sa thải, giam giữ, sách nhiễu.

Luật sư nhân quyền Teng Biao, cũng là giáo sư thỉnh giảng tại trường đại học New York, nhận xét tương tự và nói: quyền đình công đuợc ghi trong hiến pháp 1975 và 1978 nhưng bị xoá năm 1982. Trong vài tháng qua, 5, 6 thủ lãnh nghiệp đoàn hô hào đình công bị bắt là bằng chứng chính quyền của lãnh tụ Tập Cận Bình đang xiết chặt mọi loại vận động quyền công nhân và công khai chỉ trích chính sách của nhà nước.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.