Hôm nay,  

2016, Taleban Sẽ Gây Khó Khăn Hơn Cho Chính Phủ Afghan

26/12/201500:00:00(Xem: 1776)
KABUL - NATO buộc phải xét lại kế hoạch cam kết triệt thoái tiếp theo các thắng lợi gần đây của quân nổi dậy Taleban – từ cuối năm 2014, NATO chấm dứt vai trò tác chiến với sứ mạng mới là “Resolute Support” để huấn luyện và giữ vai trò cố vấn giúp quân đội bản xứ.

Các lực luợng an ninh Afghanistan đuợc trông đợi gánh vác hoàn toàn trách nhiệm lần đầu tiên năm 2015, thực sự là 1 năm khó khăn với họ.

Trong năm này, vận động hoà bình được thúc đẩy – đối thoại có vẻ bắt đầu thuận lợi trong thời gian đầu năm, nhưng hy vọng sớm tan biến.

Tin xác nhận cái chết năm 2013 của thủ lãnh 1 mắt Mullah Omar kết thúc những thành công mong manh đầu tiên của hoà đàm. Sau khi Kabul phóng tin này và Taleban xác nhận, nền tảng của hoà đàm tan rã. Lãnh tụ kế thừa Mullah Mansour phản đối sư tiếp cận – 1 số đội viên Taleban không công nhận Mansour và y phản ứng bằng cách gia tăng tấn công quân chính phủ.

LHQ ước luợng tổn thất nhân mạng tại Afghanistan trong 6 tháng đầu năm 2015 gồm 5000 thường dân, là 1 kỷ lục.

Chuyên gia Michael Kugelman trong ban nam Á của Woodrow Wilson Center (Washington) nhận xét: khả năng chịu đựng các thử thách trong năm 2015, đặc biệt là khó khăn trong chuyển tiếp lãnh đạo cho phép Taleban tự tin trong năm tới – nhà phân tích Kugelman tuyên bố với phóng viên: Taleban có đuợc 2 điều thuận lợi – 1 là duy trì giao hảo với Islamabad cho phép đặt căn cứ, và 2 là chính quyền Kabul bị đánh giá la kém cỏi, thuận lợi cho nhu cầu tuyển mộ tân binh. Mặt khác, thất thủ của quân chính phủ tại tỉnh lỵ Kunduz báo hiệu điểm chuyển huớng với NATO – trận này làm suy sụp tinh thần của quân đội và cảnh sát Afghanistan.

TT Obama đã quyết định ngưng rút quân và Đức muốn tăng quân số tại Afghanistan lên 980 binh sĩ trong năm tới.

Với chuyên gia Thomas Ruttig của Afghanistan Analysts Network, quân số ấy là không đủ trong khi hiện tình tại Afghanistan là các yếu kém về an ninh trong lúc vô số các thách thức diễn ra với các lãnh vực kinh tế, xã hội và định chế.

Hậu quả của tình trạng bất an là làn sóng di tản – trên 140,000 người vuợt biên sang châu Âu, đa số tìm đến Đức.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.