Hôm nay,  

Bs Quốc Tế Thăm 3 Tù Binh Mỹ - Mỹ Gọi Tới 33,000 Lính Trừ Bị

28/04/199900:00:00(Xem: 16905)
NATO, Mỹ sẽ mở trận chiến trực thăng Apache chống xe tăng

BELGRADE, Nam Tư (AP, Reuters) — NATO đã lại không kích vào tổng hành dinh đảng cầm quyền của TT Slobodan Milosevic hôm Thứ Ba trong khi hy vọng sắp có thương lượng ngoại giao lại chìm xuống. Ba tù binh Mỹ lần cuối với khuôn mặt đầy máu được nhìn thấy trên truyền hình Nam Tư đã được thăm viếng bởi một bác sĩ Hồng Thập Tự và đã gửi lời nhắn về gia đình của họ.
Một đại diện Mỹ cấp cao đã nói chuyện với các viên chức Nga ở Moscow, nước có ràng buộc văn hóa và tôn giáo với Nam Tư. Nhưng không có dấu hiệu thu đạt thương lượng nào về cuộc chiến Kosovo.
Sau khi lộ dấu hiệu rằng giới lãnh đạo Nam Tư có thể đang tìm cách ra khỏi thế đối đầu, một Phó Thủ Tướng đã lùi lại — xác nhận rằng ông chưa thảo luận về một điểm chính với TT Milosevic.
TT Clinton hôm Thứ Ba đã phê chuẩn cho Ngũ Giác Đài động viên 33,000 lính trừ bị vào cuộc chiến Kosovo, và các vị dân cử Mỹ đang soạn kế hoạch bơm hàng tỉ đô la thêm vào.

MỞ TRẬN CHIẾN TRỰC THĂNG
Quân đội Mỹ hôm Thứ Ba đã cho biết vẫn tiến hành đưa trực thăng tấn công các mục tiêu Nam Tư bất kể vừa bị rơi mất một trực thăng Apache trong vụ rơi trên Albania.
Trực thăng này trong khi thực tập đã rơi xuống và bốc cháy đêm Thứ Hai tại một khu rừng núi, phía Bắc thủ đô Albania. Hai nhân viên phi hành chỉ bị thương nhẹ, nhưng chiếc Apache — loại vũ khí chống xe tăng hiệu quả nhất và tốn kém tới 28 triệu đô/chiếc — đã bị hư hoàn toàn.

BỘ TRƯỞNG KINH TẾ MACEDONIA TỪ CHỨC


Bộ Trưởng Kinh Tế Macedonia vừa từ chức, giữa lúc nền kinh tế nước này đang đứng trước nguy cơ bị suy sụp vì cuộc khủng hoảng tại tỉnh Kosovo ở kế cận.
Trong bức thư giải thích lý do từ chức, Bộ Trưởng Zanko Cado đã chỉ trích cộng đồng quốc tế về những lời hứa hão rằng quốc tế sẽ giúp đỡ Macedonia đối phó với làn sóng tỵ nạn từ Kosovo.
Kể từ khi vụ tranh chấp bùng nổ, hơn 175.000 người tỵ nạn đã đến Macedonia. Làn sóng tỵ nạn từ Kosovo là một gánh nặng lớn đối với Macedonia, một nước có tỷ lệ thất nghiệp cao từ 35% đến 40%.
Trong khi đó, cơn sốt tỵ nạn vẫn đang tiếp diễn tại Albania. Liên Hiệp Quốc hiện đang dồn hết nỗ lực cuối cùng, để thuyết phục người tỵ nạn từ Kosovo hãy tự nguyện rời bỏ nơi tạm trú hiện nay tại khu vực gần biên giới Kosovo ở miền Bắc Albania, để di tản về các khu vực miền Nam Albania.
Chính phủ Albania đã đồng ý sẽ không cưỡng bức người tỵ nạn phải rời chỗ tạm dung, ngược với ý muốn của họ.
Thế nhưng, vấn đề này đang khiến tình hình tại thị trấn Kukes trở nên căng thẳng.
Các viên chức Albania cho hay tình trạng quá đông đúc trong các trại tỵ nạn, cùng các quan ngại về an ninh, cũng như làn sóng tỵ nạn từ Kosovo tiếp tục đổ về Kukes, là các yếu tố buộc giới hữu trách phải can thiệp nhằm di tản người tỵ nạn Kosovo, dù bằng đường lối thuyết phục để họ tự nguyện, hay cưỡng bức họ.
Thế nhưng, các nhân viên cứu trợ đã cảnh giác chính phủ Albania rằng cảnh tượng dân tỵ nạn khốn khổ từ Kosovo bị cưỡng bức phải rời các trại tạm trú, sẽ gây tai tiếng cho thanh danh của Albania.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.