Hôm nay,  

Ht Thích Quảng Độ Được Đề Nghị Làm Ứng Viên Giải Nobel Hòa Bình 2000

12/12/199900:00:00(Xem: 5686)
Paris (VNN) — Văn phòng Liên Minh Việt Nam Tự Do, có trụ sở tại Paris, vừa phổ biến bản Thông cáo báo chí liên quan đến việc Hòa Thượng Thích Quảng Độ, Viện Trưởng Viện Hóa Đạo/Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, được đề nghị làm ứng viên giải Nobel Hòa Bình năm 2000. Sau đây là nội dung:
Liên Minh Việt Nam Tự Do
Thông Cáo Báo Chí
Hòa Thượng Thích Quảng Độ được nhiều chính giới, học giả, trí thức trên thế giới đề nghị làm ứng viên giải Nobel Hòa bình năm 2000
Ngày 10 tháng 12 năm 1999, 29 dân biểu quốc hội Hoa Kỳ đã chính thức gởi cho Ủy Ban Tuyển Chọn Giải Nobel Hòa Bình tại Na Uy lá thư đề cử Hòa Thượng Thích Quảng Độ, Viện Trưởng Viện Hóa Đạo thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, làm ứng viên giải Nobel Hòa Bình năm 2000.
Lá thư do 29 dân biểu Hoa Kỳ ký tên có đoạn viết rằng : “Giải Nobel Hòa Bình được lập ra nhằm xiển dương “nền hòa bình và tình yêu thương nhau của nhân loại”. Cũng như những người đã từng được giải trước đây, từ nhiều năm qua, Hòa Thượng Thích Quảng Độ đã theo con đường đấu tranh ôn hòa để đối lại với mọi đàn áp. Để tuyên dương sự can đ ảm, sự quyết tâm, và sự hy sinh của ngài, chúng tôi, những người ký tên dưới đây, xin được đề nghị Hòa Thượng Thích Quảng Độ làm ứng viên cho Giải Nobel Hòa Bình”.
Việc đề cử Hòa Thượng Thích Quảng Độ làm ứng viên Nobel Hòa Bình năm 2000 là một cuộc vận động quy mô toàn thế giới đã được khởi sự từ hơn 3 tháng qua, với sự hợp tác của nhiều tổ chức và tôn giáo của cộng đồng người Việt. Từ tháng 9/1999, Liên Minh Việt Nam Tự Do đã tiếp xúc với bà dân biểu Loretta Sanchez nhằm vận động bà đứng ra kêu gọi một số chính giới Hoa Kỳ đề cử Hòa Thượng Thích Quảng Độ. Bà Loretta Sanchez hoan hỉ nhận lời và đã vận động Nhóm Diễn Đàn Việt Nam tại Quốc Hội Mỹ đề xướng việc này. Kết quả là đã có 29 dân biểu đ ồng ký tên vào lá thư đề cử. Nhóm Diễn Đàn Việt Nam tại Quốc Hội Hoa Kỳ (Congressional Dialogue on Vietnam) được thành lập năm 1998, đồng chủ tịch là các dân biểu Loretta Sanchez, Zoe Lofgren và Tom Davis.
Nhóm này được thành lập để tạo một diễn đàn thảo luận giữa chính quyền, các vị dân cử Hoa Kỳ cùng với Cộng Đồng Việt - Mỹ, trao đổi những tin tức liên quan đến tình trạng nhân quyền, xã hội, chính trị tại Việt Nam. Nhóm này đã từng phát động Chiến Dịch Bảo Trợ Tiếng Nói Lương Tâm vào mùa hè năm 1998.
Tại Âu Châu, vào tháng 10/1999, ông Nguyễn Ngọc Đức, Tổng Thư Ký Liên Minh Việt Nam Tự Do đã thỉnh ý Hòa Thượng Thích Minh Tâm, Chủ Tịch Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tại Âu Châu, về việc mở cuộc vận động đề cử ứng viên Nobel Hòa Bình cho Hòa Thượng Thích Quảng Độ. Hòa Thượng Thích Minh Tâm rất hoan nghinh đề nghị này và hoàn toàn đồng ý hợp tác trong việc vận động. Kết quả sơ khởi là Thượng Nghị Sĩ Michel Pelchat, chủ tịch Ủy Ban Người Pháp Cho Dân Chủ tại Việt Nam, đã quyết định vận đ ộng một số nhân vật trong chính giới Pháp và Quốc Hội Âu Châu cùng đề cử Hòa Thượng Thích Quảng Độ làm ứng viên Nobel Hòa Bình.
Tại Úc Châu, Giáo Sư Peter VLAHOS, phân khoa Luật của đại học MONASH UNIVERSITY - Victoria đã chính thức gởi thư cho Ủy Ban Tuyển Chọn Giải Nobel Hòa Bình đ ể đề cử Hòa Thượng Thích Quảng Độ, vì theo quy đ ịnh của Viện Nobel, ngoài giới dân cử từ cấp quốc gia trở lên, giới trí thức đại học và những người từng được giải Nobel đều có quyền đề cử ứng viên cho giải Nobel Hòa Bình.
Trong những ngày tới, Liên Minh Việt Nam Tự Do tiếp tục cùng với nhiều tổ chức và đoàn thể bạn cố gắng vận động để có nhiều người, nhiều giới ở khắp các lục địa đồng thanh đề cử Hòa Thượng Thích Quảng Độ làm ứng viên giải Nobel Hòa Bình năm 2000.
Paris ngày 10 tháng 12 năm 1999 Liên Minh Việt Nam Tự Do

***
Đính kèm nguyên bản bằng tiếng Anh và bản dịch lá thư của 29 dân biểu Hoa Kỳ.
December 10, 1999
The Honorable Nobel Peace Prize Selection Committee Norwegian Nobel Institute Drammensveien 19 N-0255 Oslo, Norway
To the Honorable Chair:
The Nobel Peace Prize, more than any other national or international symbol, upholds the virtues of peace, promotes social justice, and honors those brave enough to risk life, limb, and liberty in their pursuit. The Venerable Thich Quang Do is such a person. Like the Reverend Desmond Tutu of South Africa, and His Holiness the Dalai Llama of Tibet, the Venerable Thich Quang Do has exemplified the best of the human spirit in his quest for one of the most basic of human rights, freedom of worship.
In his native Vietnam, the Venerable Thich Quang Do has been imprisoned, placed under house arrest, exiled, and jailed again simply for advocating fundamental human rights. For decades the Venerable Thich Quang Do, the se cretary-general of the banned Unified Buđhist Church of Vietnam, has protested government infringements upon religious practice and interference with the church. The Dalai Llama described his efforts as “the legitimate expressions of the fundamental right to freedom of religion.” A repeated prisoner of conscience, the Venerable Thich Quang Do has called for compassion and tolerance in the face of authoritarian repression.


“Human civilization,” the Venerable Thich Quang Do has declared, “would not allow a government of any ideology or political system to intentionally exempt itself from universal values and erect an iron curtain to keep a s ection of humankind in the shadow of history behind the vague concept of the fabricated excuse of 'internal affairs.'” As it has recognized struggles in Burma, Guatemala, and South Africa, the international community must also acknowledge this campaign for human rights and dignities in Vietnam.
Ultimately, the Venerable Thich Quang Do is confident that freedom will prevail in his country as it has elsewhere: in his words, “evil does not last; history has never ceased to demonstrate this truth.” As the world stan ds on the verge of a new millennium, we also once again bear witness to old conflicts, none more sacred or more fundamental than the struggle over the freedom of belief. The Nobel Prize is given “For the peace and brother hood of men.” For decades the Venerable Thich Quang Do has followed the path of peaceful protest in the face of repression, like many other past recipients of this honor. In recognition of his courage, his convictions, a nd his sacrifices, we, the undersigned, respectfully submit the name of the Venerable Thich Quang Do as a nominee for the Nobel Peace Prize.
Thank you for your consideration.
Very truly yours,
1. Loretta Sanchez 2. Zoe Lofgren 3. Tom Davis 4. Dana Rohrabacher 5. Lloyd Doggett 6. Christopher Smith 7. Neil Abercrombie 8. Merrill Cook 9. Mike Forbes 10. James Traficant 11. Tom Campbell 12. Edward R. Royce 13. Brian P. Bilbray 14. Vic Snyder 15. Nydia M. Velazquez 16. Rod Blagojevich 17. David D. Phelps 18. Mike Forbes 19. Silvestre Reyes 20. Solomon Ortiz 21. Ruben Hinojosa 22. Gary Ackerman 23. Joseph Crowley 24. Dennis Moore 25. Brad Sherman 26. Charles A. Gonzalez 27. John Lewis 28. Steny Hoyer 29. Dennis Kucinich


(Bản dịch Việt ngữ)
Ngày 10 tháng 12 năm 1999
Kính gửi: Ủy Ban Tuyển Chọn Giải Nobel Hòa Bình Viện Nobel Na Uy Drammensveien 19 N-0255 Oslo, Na Uy

Kính thưa ngài Chủ Tịch Ủy Ban:
Hơn bất cứ một biểu tượng nào khác trên thế giới, Giải Nobel Hòa Bình xiển dương những giá trị của hòa bình, đề cao công bằng xã hội, và tuyên dương những người đã can đảm dám hy sinh tính mạng, sự an nguy và tự do của chính bản thân để theo đuổi những giá trị đó. Hòa Thượng Thích Quảng Độ quả là một người như vậy. Cũng như đức Hồng Y Desmond Tutu của Nam Phi, và đức Đạt Lai Lạt Ma của Tây Tạng, Hòa Thượng Thích Quảng Độ là biểu hiện của nhân bản trong sứ mạng tranh đấu cho quyền tự do tín ngưững, một trong những quyền căn bản nhất của con người.
Tại quê hương Việt Nam của Ngài, Hòa Thượng Thích Quảng Độ đã bị cầm tù, quản thúc, lưu đày, và giam cầm chỉ vì Ngài đã vận động cho những quyền căn bản nhất của con người. Trong nhiều thập niên qua, Hòa Thượng Thích Quảng Độ, Tổng Thư Ký của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, một giáo hội bị cấm hoạt động, đã phản đối nhà nước về những hành động ngăn cản sinh hoạt tôn giáo, cũng như xen lấn vào hoạt động của giáo hội. Đức Đạt Lai Lạt Ma đ ã gọi những nỗ lực của Hòa Thượng Thích Quảng Đ ộ là “sự biểu hiện hợp lý nhất quyền căn bản đ ược tự do tín ngưỡng.” Là một tù nhân lương tâm, Hòa Thượng Thích Quảng Độ đã gióng lên tiếng kêu gọi sự từ bi và bao dung trước những đán áp của cường quyền.
Hòa Thượng Thích Quảng Độ đã tuyên bố “Văn minh con người sẽ không chấp nhận một chính quyền, với bất cứ chủ thuyết hay chính thể nào, cố tình tự đặt nó ra khỏi sự chi
phối của những giá trị phổ quát, và dựng lên một bức màn sắt để giam hãm một phần nhân loại trong bóng tối của lịch sử, núp sau lý do ngụy biện là 'vấn đề của riêng nộ i bộ.'” Như những nỗ lực đã được ghi nhận tại Miến Điện, Guatemala, và Nam Phi, cộng đồng quốc tế cũng phải thừa nhận công cuộc tranh đấu cho nhân quyền và nhân phẩm t ại Việt Nam.
Hòa Thượng Thích Quảng Độ rất tự tin rằng cuối cùng thì sự tự do cũng sẽ ngự trị trên quê hương của Ngài như mọi nơi khác. Ngài nói rằng, “sự tàn ác sẽ không tồn tại, li .ch sử đã luôn chứng minh sự thật này.” Trước thềm thiên niên kỷ mới, tất cả chúng ta vẫn chứng kiến những mâu thuẫn từ xa xưa, không có gì thiêng liêng và căn bản hơn la À nỗ lực tranh đấu cho quyền được có đức tin.
Giải Nobel Hòa Bình được lập ra nhằm xiển dương “nền hòa bình và tình yêu thương nhau của nhân loại”. Cũng như những người đã từng được giải trước đây, từ nhiều năm qua , Hòa Thượng Thích Quảng Độ đã theo con đường đấu tranh ôn hòa để đối lại với mọi đàn áp. Để tuyên dương sự can đảm, sự quyết tâm, và sự hy sinh của ngài, chúng tôi, những người ký tên dưới đây, xin được đề nghị Hòa Thượng Thích Quảng Độ làm ứng viên cho Giải Nobel Hòa Bình.
Xin chân thành cảm tạ quý vị.
Trân trọng,
1. Loretta Sanchez; 2. Zoe Lofgren; 3. Tom Davis; 4. Dana Rohrabacher; 5. Lloyd Doggett; 6. Christopher Smith; 7. Neil Abercrombie; 8. Merrill Cook; 9. Mike Forbes; 10. James Traficant; 11. Tom Campbell; 12. Edward R. Royce; 13. Brian P. Bilbray; 14. Vic Snyder; 15. Nydia M. Velazquez; 16. Rod Blagojevich; 17. David D. Phelps; 18. Mike Forbes; 19. Silvestre Reyes; 20. Solomon Ortiz; 21. Ruben Hinojosa; 22. Gary Ackerman; 23. Joseph Crowley; 24. Dennis Moore; 25. Brad Sherman; 26. Charles A. Gonzalez; 27. John Lewis; 28. Steny Hoyer; 29. Dennis Kucinich.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
✱ TT Putin: “Mục tiêu của chúng tôi không phải là đẩy nhanh guồng máy xung đột quân sự, mà trái lại là chấm dứt cuộc chiến hiện nay” - "Chúng tôi sẽ cố gắng chấm dứt cuộc chiến này, và tất nhiên là càng sớm càng tốt." ✱ PNV/TBÔ John Kirby: Ông Putin "hoàn toàn không cho thấy dấu hiệu nào rằng ông ta sẵn sàng đàm phán" để chấm dứt chiến tranh - Ông Biden sẵn sàng đàm phán với ông Putin, nhưng chỉ khi nào nhà lãnh đạo Nga "thể hiện sự nghiêm túc về đàm phán"...
Mãi cho đến dạo gần đây, hầu hết những ai không sống ở Iran có thể sẽ chưa bao giờ nghe đến cụm từ ‘cảnh sát đạo đức,’ chứ đừng nói là biết được vai trò rộng lớn của họ ở đất nước này. Tuy nhiên, ngày 16 tháng 9 năm 2022, cái chết của Jina Mahsa Amini đã làm dấy lên hàng loạt cuộc biểu tình trên đường phố Iran và các nơi khác, và tới này vẫn chưa có dấu hiệu dịu đi. Amini đã bị Gasht-e-Ershad, tên tiếng Ba Tư của lực lượng cảnh sát khét tiếng này, giam giữ vì tội “không buộc khăn trùm đầu phù hợp.”
Thế giới đang đối mặt với một bước ngoặt của thời đại: một sự thay đổi kiến tạo cho thời đại. Cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine của Nga đã kết thúc một kỷ nguyên. Các cường quốc mới đã hoặc tái xuất hiện, bao gồm một Trung Quốc hùng mạnh về kinh tế và kiên quyết về chính trị. Trong thế giới đa cực mới này, các quốc gia và mô hình chính phủ khác nhau đang cạnh tranh về quyền lực và ảnh hưởng.
Một phong trào biểu tình chống chế độ và chống Xi, do dân chúng và phần đông giới trẻ, sinh viên các Đại học, phát động hôm 24/11/22, nhiều người cho là lớn nhứt từ 33 năm nay. Dân chúng các thành phố lớn, sinh viên từ nhiều Đại học xuống đường tố cáo biện pháp ác ôn « Zéro Covid » của Xi chống dịch Vũ Hán là giết người, trong lúc thế giới cũng chống dịch nhưng không ai làm như vậy...
Cuộc chiến hiện nay tại Ukraine, chẳng cần nói nhiều, đã là một bài học rất lớn cho Hoa Kỳ, và có lẽ nó sẽ được dùng làm chuẩn mực cho những xung đột trong tương lai giữa Hoa Kỳ và các thế lực thù địch trên thế giới...
✱ Reuters: Nga đang hy vọng rằng đảng Cộng hòa kiểm soát Quốc hội - Chính quyền Biden sẽ gặp khó khăn trong việc thúc đẩy Quốc hội thông qua các chương trình viện trợ cho Kyiv. ✱ Military: Các nhà vận động hành lang làm việc cho các nhà thầu quốc phòng, đã từng làm việc cho chính phủ liên bang trước đây - cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper đã từng làm việc văn phòng quan hệ chính phủ của Raytheon. ✱ Al Jazeera: Nhiều dự luật trong quá khứ, đã được Hạ viện và Thượng viện thông qua trong nhiều thập kỷ mà không bị thất bại. ✱ Bilderbergmeetings Co. UK: Chính quyền Biden đã coi Nga và Trung Quốc là đối tác trong thách thức đối với “trật tự thế giới”- Sự cạnh tranh toàn diện với Trung Quốc đang trở thành một nguyên tắc trong các chính sách kinh tế, đối ngoại và an ninh của Hoa Kỳ...
Tại Bangkok, Hội nghị Thượng đỉnh APEC 2022 đã kết thúc và 21 quốc gia thành viên đã đồng thuận đưa ra một Bản Tuyên bố chung với nội dung lên án Nga về cuộc chiến tranh xâm lược tại Ukraine. Tuy nhiên, Bản Tuyên bố có nêu rõ giới hạn dè dặt là nhìn chung vẫn còn có "những quan điểm và đánh giá khác nhau về tình hình và các biện pháp trừng phạt.”
Với việc ông Tập Cận Bình siết chặt kìm kẹp sắt đá đối với đảng lãnh đạo và nền kinh tế chính trị của Trung Quốc, các cuộc tranh luận dai dẳng về tính bền vững của sự tăng trưởng đáng kinh ngạc của đất nước đã trở lại nổi bật. Mô hình độc đoán của Trung Quốc, sau khi tiến xa, rốt cuộc có thể là không có gì là quá đặc biệt. Bằng chứng về sự trì trệ này cho thấy càng ngày càng tăng...
✱ CRS Congress: Tính đến ngày 14 tháng 10 năm 2022, Hoa Kỳ đã cung cấp hơn 20,3 tỷ đô la viện trợ để giúp Ukraine bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ - Lực lượng Đặc biệt của Hoa Kỳ mở các khóa đào tạo và huấn luyện cho lực lượng đặc biệt Ukraine. ✱ Yahoo News: CIA giám sát một chương trình bí mật huấn luyện chuyên sâu ở Mỹ cho các lực lượng hoạt động đặc biệt tinh nhuệ của Ukraine và các nhân viên tình báo khác. Chương trình huấn luyện bắt đầu vào năm 2015, tại một cơ sở không được tiết lộ ở miền Nam Hoa Kỳ. ✱ DW Germany - Lực lượng Mỹ huấn luyện quân đội Ukraine tại Đức và giúp họ học sử dụng các hệ thống vũ khí tiên tiến - việc huấn luyện các lực lượng Ukraine đang diễn ra ở các khu vực khác tại châu Âu, nhưng không tiết lộ địa điểm. ✱ Al Jazeera/DIA: Sự thất bại của các lực lượng Nga trước sự đối kháng mãnh liệt của Ukraine cho thấy lực lượng của Moscow không có khả năng đạt được mục tiêu xâm lược ban đầu do TT Putin đã đề ra. ✱ White House: Chúng tôi có quyền nói chuyện trực tiếp.
Từ ngày 6 đến 18 tháng 11 năm 2022 Hội nghị Thượng đỉnh về Biến đổi Khí hậu của Liên Hiệp Quốc lần thứ 27 (Conference of the Parties, COP27) sẽ được tổ chức tại Sharm el-Sheikh, Ai Cập. Hội nghị này được Antonio Gunterres, Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc khai mạc và có khoảng đại diện của 200 quốc gia và hàng chục nghìn người tham dự...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.