Hôm nay,  

Khoa Học Quậy Phá: Tạo Sinh Vô Tính Loài Khỉ

14/01/200000:00:00(Xem: 4974)
ATLANTA (AP) - Thượng Đế đang nhức đầu vì kỹ thuật tạo sinh vô tính cứ liên tục bùng nổ: Sau nàng cừu Dolly, rồi tới cả đàn bò... và bây giờ là tới khỉ.
Các nhà nghiên cứu, đang sử dụng một kỹ thuật gọi là chia chẻ phôi thai (embryo splitting), hy vọng sẽ cấy được các con khỉ loại rhesus (khỉ Ấn Độ màu nâu nhạt, thường dùng để thí nghiệm) y hệt nhau về mặt nhiễm thể di truyền trong phòng thí nghiệm - một bước nhảy vọt sẽ giúp cho các cuộc thí nghiệm kiểu như cấy trồng các bộ phận cơ thể mới từ các tế bào để được thí nghiệm trên các con khỉ thay vì chuột. Loài khỉ có cấu trúc cơ thể gần với người.
Kỹ thuật này tới giờ đã sản xuất mới được một con khỉ rhesus còn sống được, một nàng khỉ tên là Tetra, nhưng Giáo Sư Gerald Schatten nói rằng thêm 4 con khỉ sơ sinh sinh đôi đang chuẩn bị ra đời.
Schatten, một nhà nghiên cứu tại Đại Học Oregon Health Sciences University tại Portland, nói rằng mục đích là sản xuất ra các con khỉ giống hệt nhau để có thể được dùng làm hoàn hảo các phương pháp trị liệu mới đối với các bệnh hoạn của nhân loại.
Bản nghiên cứu in trên tạp chí Science phát hành Thứ Sáu này.
Hầu hết các phương pháp trị liệu y khoa hiện nay trước tiên là cho thử nghiệm trên loài chuột, nhưng loài khỉ thì sẽ tin cậy hơn trong việc tìm các kỹ thuật trị liệu mới, thí dụ như trị liệu gene (gene therapy) hay là cấy trồng các bộ phận cơ thể mới từ các tế bào, teho lời Schatten.
Trong cuộc nghiên cứu của họ, Schatten và các bạn đồng viện đã tạo ra các phôi thai khỉ trong phòng thí nghiệm bằng cách kết hợp tinh trùng và trứng. Khi các phôi thai lớn lên tới giai đoạn 8 tế bào (eight-cell stage), chúng sẽ bị tách ra làm 4 phần, với mỗi phần chứa đựng 2 tế bào. Những phần này sau đó được nuôi thành các phôi thai mới.

Ông nói, kết quả là một phôi thai đơn độc trở thành 4 phôi thai, tất cả đều giống hệt nhau về nhiễm thể di truyền (genetically identical). Những phôi thai mới lúc đó được cấy vào tử cung của các bà mẹ khỉ khác nhau.
Trong thí nghiệm đầu tiên, các nhà nghiên cứu đã sản xuất ra một nàng khỉ gọi tên là Tetra. Phôi thai sinh đôi của Tetra cũng được cấy vào, nhưng lại xẩy thai.
Schatten nói, bây giờ thì 4 bà mẹ khỉ đang có bầu với các tế bào tách ra từ 2 phôi thai riêng biệt. Ba trong các bà mẹ này được cấy với 2 mảnh phôi thai không liên hệ gì nhau và bà mẹ thứ tư được cấy vào với một mảnh phôi thai đơn độc.
Schatten nói là cần phải chờ tới tháng Năm, khi các sơ sinh khỉ ra đời, lúc các phôi thai bị chẻ ra sẽ lớn thành các em bé khỉ.
Kỹ thuật này khác với kỹ thuật đã dùng để sản xuất nàng cừu Dolly tại Tô Cách Lan.
Tuy nhiên, các cuộc nghiên cứu này hứa hẹn sẽ cấy trồng được các bộ phận cơ thể mới để thay thế những quả tim hay lá gan bệnh hoạn, hay để dùng trị bệnh tiểu đường.
Tuy nhiên, việc sử dụng kỹ thuật tế bào phôi thai người (human embryonic stem cells) sẽ gây tranh cãi dữ dội, bởi vì để sản xuất các tế bào thì cần phải để một phôi thai chết đi.
Schatten giải thích, cuộc nghiên cứu này sẽ có thể chẻ đôi một phôi thai khỉ và dùng một phần để sản xuất một con khỉ sống, trong khi phần phôi thai còn lại dùng sản xuất các tế bào stem (con). Những tế bào này có gene y hệt như con khỉ sống. Và các tế bào này có thể dùng để trồng các cơ phận mới, lúc đó có thể thử nghiệm trực tiếp trên con khỉ sống.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.