Hôm nay,  

Quần Đảo Nam Dương Nổi Lửa

11/01/200000:00:00(Xem: 6659)
OTTAWA (KL) - Hãng tin VNA tức TTXVN Hanoi đã đưa tin, Hải quân Nam dương đã phong tỏa vùng biển của đảo Malukus, nhằm ngăn chặn làn sóng bạo lực trên cơ sở xung đột tôn giáo có thể lan rộng ra đảo khác. Chín tầu hải quân hiện đang thực hiện các cuộc tuần tra trên vùng biển này, ngăn chặn các tầu lạ qua lại, hoặc xâm nhập vào những nơi xẩy ra xung đột. Trong đó 5 máy bay thám thính cũng được điều động để hỗ trợ cách ly phe nhóm kình chống nhau để ngăn cản các cuộc xung đột đổ máu có thể xẩy ra.
Theo tin của AFP từ Jarkarta, tình hình nơi đây đã căng thẳng. Khoảng 300 ngàn người Hồi giáo đã tổ chức biểu tình tại công viên Jarkarta, thủ đô của Nam dương, ngày 7/1. Họ hô hào một cuộc thánh chiến chống lại người Thiên Chúa Giáo. Những người biểu tình cũng đòi bà Phó Tổng thống Megawati Sukarnoputi từ chức vì đã không giải quyết được cuộc xung đột tại Malukis một cách hữu hiệu.
Bà Sukarnoputi là người đã được Tổng thống Nam dương Abdurrahman Wahid, lên cầm quyền hồi 20/10, gioa cho trọng trách ngăn cản vụ bạo động tại Đông Nam dương trong khi Tổng thống lo vấn đề tại Aceh, nơi nhưng người ly khai trang đấu đòi quyền độc lập.
Aceh, cách thủ đô Jarkarta 1.100 dặm về phía Tây Bắc, hai cảnh sát đã bị giết vào ngày thứ bẩy khi quân phiến loạn cho bắn vào sở cảnh sát, theo như Antara, một thông tín viên của Nam dương tường trình.
Tin của AP từ Ambon, thủ đô của Malukus, Nam dương, sợ có sự xung đột vì tôn giáo tái phát của 1000 mạng người tại Đông Nam dương trong hai tuần qua, cả ngàn gia đình đã bỏ nhà ra đi vào ngày chủ nhật. Hiện nay các gia dình này đang lang thang trên các nẻo đường của thị trấn Ternate để kiếm nơi trú.
Mặc dầu có sự căng thẳng, nhưng dân theo đạo Hồi giáo cũng như dân theo đạo Thiên chúa giáo cùng nằm chung một trại tỵ nạn vẫn sống chung trong hòa bình dưới sự giữ trật tự của Hải quân Nam dương.

Đi sâu vào lịch sử để tìm căn nguyên của sự xung đột này. Malukus bị chia thành hai tỉnh: Maluku và Bắc Maluku. Hai tỉnh đều nằm ở Đông Nam dương giữa Sulawei và Papua. Cả hàng trăm hòn đảo tạo nên quần đảo Nam dương trong đó có Ambon, Halmahera, Buru và Seram. Trong thời kỳ thuộc địa, các hòn đảo này nổi tiếng là những hòn đảo trồng gia vị như đinh, hương, hồi và quế, hiện nay các hòn đảo này vẫn còn xuất cảng các gia vị. Không giống như các hòn đảo khác, dân số sống tại Malukus được chia làm hai, một nửa theo Hồi giáo và một nửa theo Thiên Chúa giáo. Đây là di sản của các nhà truyền giáo Bồ Đào Nha tạo ra vào thế kỷ thứ 16. Dưới sự thống trị của Đức quốc, dân Hồi giáo cho rằng chính quyền đã ra ân để cho dân Thiên Chúa giáo nắm ngững vị trí trong chính quyền địa phương. Sau khi Nam dương dành lại quyền độc lập, dân Thiên Chúa giáo thấy Makulus bị thay đổi một cách lạ lùng như để cho những người Hồi giáo từ các hòn đảo chung quang di cư sang. Sự khắc biệt về văn hóa chưa hẳn đã đúng, khoảng cách về kinh tế đã nổi bật lên giữa những thương gia giầu có theo đạo Hồi ở phía Bắc Maluku và những nông dân và dân chài theo đạo Thei6n chúa ở phía Nam Maluku.
Sự can thiệp gần đây của nhà nước Nam dương đã biến vụ tranh chấp thành cuộc xung đột đẫm máu. Cuộc bạo động và sự thắt chặt về chính trị sau khi Suharto bị hạ bệ đã kiềm chế và gây ra tham nhũng trong vị chủ làng. Tamrin Amal Tomagola, một nhà xã hội học của đại học University of Indonesia, một người theo Hồi giáo sinh đẻ tại Maluku, ông cho biết “Thanh niên không còn nghe lời các tù trưởng hay những bô lão trong làng nữa.” Khi nào Ambon được tái thiết ” Nó đều có một hay hai thế hệ”, trưởng giáo của chùa Hồi giáo Al-Fatah Abdulla Soulisa tại dưới phố Ambon đã hở dài than như thế.
“Những người mẹ cùng những đứa con đều bị giết, Ambon còn lại là những hoang tàn. Song le sự xung đột không hẳn thuộc về hiềm thù lịch sử. Người ta nghi ngờ có bàn tay quân sự đã làm náo loạn nơi này. Cảnh sát đã bố ráp không những tịch thu các súng nội địa và mã tấu, mà còn có cả những súng trận và lựu đạn do Pháp chế tạo. Những súng và lựu đạn này chỉ có quân đội Nam dương có mà thôi. Đây có lẽ là những nhân vật quân đội bị bất mãn muốn làm yếu thế Tổng thống Abdurrahman Wahid để tạo ra các cuộc nổi loạn. Việc quan hệ giữa chính quyền và quân đội của Wiranto đã không mấy tốt đẹp từ khi xẩy ra vụ Đông Timor khi quân đội bị tố cáo đã vi phạm nhân quyền và có nhiều hành động dã man đối với dân chúng. Theo tin tình báo, phe quân đội hiện nay đang tìm cách ủng hộ người nào mà họ thích. Hải quân và thủy quân Nam dương bận dẹp loạn tại Malukus, Bộ binh Nam dương rảnh tay khống chế Java và thủ đô Jarkarta.
Đây là lời của Amien Rais, chủ tịch Quốc hội Cố Vấn Dân Tộc Nam dương “Tim tôi bừng nóng, đầu tôi cũng bừng nóng. Giáo điều dạy rằng mạng trả mạng, tai trả tai, mắt trả mắt.” Trước lời nói này, người ta thấy Tổng thống Nam dương đang gặp khó khăn và khó đứng vững nếu không liên minh với quân đội.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.