Hôm nay,  

Cam Bốt Níu Áo TQ Vì Sợ VN Lấn Đất?

7/14/201500:00:00(View: 3598)

NAM VANG -- Có phải Campuchia níu áo Trung Quốc để cản bước nhà nước Việt Nam lấn đất?

Bản tin VOA cho biết rằng một phái đoàn gồm 23 quan chức quân sự và an ninh cấp cao do Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh dẫn đầu khởi sự chuyến đi 5 ngày tới Bắc Kinh hôm 8 tháng 7, theo một tạp chí thời sự trên mạng có trụ sở ở Tokyo.

Tạp chí mạng Diplomat hôm Thứ Hai đăng bài viết của ông Prashanth Parameswaran, một chủ biên của tạp chí, tường thuật rằng Trung Quốc không nói gì nhiều về tin này trong khi Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh nói rằng chuyến thăm nằm trong khuôn khổ một cuộc trao đổi thường niên.

Tác giả bài viết lưu ý rằng tham gia chuyến đi có các Tư Lệnh của cả 3 quân chủng thuộc Quân đội Hoàng gia Campuchia, và Tư Lệnh Quân Cảnh Quốc gia. Nhà báo này nói sự hiện diện của các quan chức quân sự cấp cao nhất của Campuchia nói lên tầm quan trọng của chuyến đi, bất chấp lời phát biểu của ông Tea Banh, cố làm giảm tầm quan trọng của chuyến đi.

Chuyến đi cũng diễn ra chỉ vài ngày sau các cuộc xung đột biên giới giữa Campuchia và Việt Nam vào cuối tháng 6.

Bản tin VOA nhắc rằng hôm 28/6 đã xảy ra một vụ xô xát giữa hàng trăm Campuchia và Việt Nam tại vùng biên giới giáp ranh tỉnh Svay Rieng của Campuchia và tỉnh Long An của Việt Nam, có sự tham gia của hàng trăm binh sĩ hai nước. Tuy không ai thiệt mạng, nhưng cuộc xung đột đã làm nhiều người bị thương, trong đó có 7 người Việt Nam.


Khoảng 200 người Campuchia, trong đó có một số nhà lập pháp và nhà sư, đã kéo tới vùng biên giới để phản đối, nói rằng Việt Nam lấn chiếm đất của nước họ.

Thủ Tướng Campuchia Hun Sen bị phe đối lập chỉ trích là đã dựa vào các bản đồ của Việt Nam để phân định biên giới. Ông Hun Sen sau đó đã viết thư cho Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon để yêu cầu LHQ cung cấp tấm bản đồ do Pháp vẽ thời 3 nước Đông Dương còn là thuộc địa của Pháp, để dùng trong việc phân định biên giới.

Một cuộc họp quy tụ các giới chức Việt Nam và Campuchia tại Pnom Penh đã được tổ chức trong tuần rồi để thảo luận vấn đề biên giới, nhưng hai bên không đạt được giải pháp chung cuộc, và nay Campuchia đang xoay sang Trung Quốc để yêu cầu được hậu thuẫn quân sự.

Việt Nam đã từng xua quân sang và chiếm đóng Campuchia từ năm 1979 tới năm 1991. Trong thời gian này, Trung Quốc là một trong các đồng minh quan trọng nhất của Campuchia chống lại Hà Nội.

VOA ghi thêm:

“Trung Quốc đóng một vai trò ngày càng quan trọng hơn trong lĩnh vực kinh tế của Campuchia và Bắc Kinh hiện là nước cung cấp vũ khí chủ yếu của Campuchia. Campuchia và Trung Quốc nâng cấp quan hệ song phương thành Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện vào tháng 12 năm 2010.”

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Một bản tin khác của AP hôm Chủ Nhật cho biết rằng các lãnh đạo của những nền kinh tế lớn nhất thế giới đã đồng ý hôm Chủ Nhật sẽ ngưng tài trợ các nhà máy điện chạy bằng than đá tại những nước nghèo và đưa ra lời cam kết mơ hồ tìm cách ngưng thải khí carbon “vào khoảng giữa thế kỷ” khi họ thu xếp thượng đỉnh tại La Mã trước khi cuộc họp khí hậu lớn hơn của Liên Hiệp Quốc diễn ra tại Glasgow, Ái Nhĩ Lan. Trong khi Thủ Tướng Ý Mario Draghi và Tổng Thống Pháp Emmanuel Macron mô tải thượng đỉnh Nhóm 20 là thành công, kết quả đã làm thất vọng các nhà hoạt động khí hậu, người đứng đầu LHQ và lãnh đạo Anh.
Thỏa thuận nói trên ít hơn mức thuế tối thiểu 21% lúc ban đầu của Tổng Thống Joe Biden. Nhưng Biden đã viết tweet nói ông thỏa mãn. “Ở đây tại G20, các lãnh đạo đại diện 80% Tổng Sản Lượng Toàn Cầu – các đồng minh và những quốc gia cạnh tranh – đã làm rõ sự ủng hộ của họ đối với mức thuế tối tiểu toàn cầu mạnh mẽ,” theo tổng thống viết trên tweet. “Điều này còn hơn một thỏa thuận về thuế -- đó là chính sách ngoại giao đang tái định hình nền kinh tế toàn cầu của chúng ta và mang lại lợi ích cho người dân của chúng ta.”
Trong năm 2018, Trump đã công bố thuế 25% lên hàng thép nhập cảng và 10% thuế lên nhôm làm cho các kỹ nghệ khó khăn, tạo ra sự chỉ trích gay gắt từ các nhà sản xuất các sản phẩm làm bằng thép và nhôm của Mỹ, mà duy trì các mức thuế đó sẽ làm mất việc làm trong các hoạt động của họ và gia tăng giá tiêu thụ. Hôm Thứ Bảy, Sullivan gọi các mức thuế đó là “một trong những việc gây khó chịu cả hai bên lớn nhất trong quan hệ Mỹ-Liên Âu.”
Những người biểu tình tại London, được tham gia bởi nhà hoạt động khí hậu Thụy Điển Greta Thunberg cũng như nhiều nhà vận động trẻ khác từ khắp thế giới tới, là một phần của một ngày toàn cầu hành động trước khi các nhà lãnh đạo tới Glasgow để dự Hội Nghị Biến Đổi Khí Hậu của Liên Hiệp Quốc lần thứ 26, được biết với tên tắt là COP26. Nhiều nhà vận động môi trường gọi cuộc tập họp từ ngày 31 tháng 10 đến ngày 12 tháng 11 là cơ hội tốt nhất sau cùng của thế giới để lật ngược chiều hướng trong trận chiến chống biến đổi khí hậu.
Biden và Macron đã chào đón nhau với những cú bắt tay và vịn vai trước khi họ họp mặt đối mặt lần đầu kể từ vụ thỏa thuận được công bố vào tháng 9, đánh dấu nỗ lực mới nhất của Mỹ để cố gắng xoa dịu sự tổn thương tình cảm của Pháp. Biden đã không chính thức xin lỗi Macron, nhưng thừa nhận Hoa Kỳ không nên làm một đồng minh kỳ cựu ngỡ ngàng. “Tôi nghĩ điều đã xảy ra là – để dùng một thành ngữ tiếng Anh – điều chúng tôi đã làm là vụng về,” theo Biden nói, thêm rằng thỏa thuận tàu ngầm “đã không được làm với nhiều uyển chuyển.” “Tôi cứ đinh ninh rằng Pháp đã được thông báo từ lâu trước đó,” theo Biden nói thêm.
Nói với CNN trong một cuộc phỏng vấn độc quyền hôm Thứ Ba, Tổng Thống Thái Anh Văn cho biết Đài Loan, nằm cách bờ biển đông nam của Hoa Lục chưa tới 200 kilometers, là một “ngọn hải đăng” của dân chủ cần được bảo vệ để giữ niềm tin trên toàn cầu trong những giá trị dân chủ. “Đây là hòn đảo của 23 triệu người đang cố gắng khó nhọc mỗi ngày để tự bảo vệ và bảo vệ nền dân chủ của chúng tôi và bảo đảm rằng người dân của chúng tôi có loại tự do mà họ xứng đáng được,” theo bà nói.
Hôm Thứ Hai các viên chức nói rằng Hoa Kỳ tin rằng Iran đã cung cấp nguồn lực và đã khuyến khích cuộc tấn công, nhưng các máy bay robot đã không được phóng đi từ Iran. Chúng là các máy bay robot của Iran, và Iran có vẻ đã tạo điều kiện cho việc sử dụng chúng, theo các viên chức cho biết với điều kiện ẩn danh vì điều đó chưa được phổ biến. Các viên chức nói rằng họ tin là các cuộc tấn công liên quan tới 5 chiếc máy bay robot chở đầy chất nổ, và chúng đã đánh vào đồn trú al-Tanf của lính Mỹ và một nơi mà các lực lượng chống Syria trú đóng.
Quân đội Sudan đã chiếm quyền hôm Thứ Hai, 25 tháng 10 năm 2021, giải tán chính quyền chuyển tiếp nhiều giờ sau khi quân đội bắt giam thủ tướng, và hàng ngàn người đã tràn ra các con đường để phản đối đảo chánh đe dọa tiến trình hướng tới dân chủ của đất nước, theo Hãng Tin Mỹ AP tường thuật hôm Thứ Hai. Lực lượng an ninh đã nổ súng vào một số người biểu tình, và 3 người biểu tình đã bị giết chết, theo Ủy Ban Bác Sĩ Sudan, cũng nói có 80 người bị thương.
Afghanistan sắp rơi vào sự hỗn loạn ngoại trừ cộng đồng quốc tế hành động nhanh chóng, theo các bộ trưởng Thụy Điển và Pakistan cảnh báo hôm Thứ Bảy, qua bản tin của CNN tường thuật hôm Chủ Nhật, 24 tháng 10 năm 2021. Afghanistan đã rơi vào khủng hoảng sau khi phong trào Taliban Hồi Giáo cứng rắn đánh đuổi chính quyền do Tây Phương hậu thuẫn vào tháng 8 đưa tới việc chấm dứt đột ngột hàng tỉ đô la tài trợ cho nền kinh tế lệ thuộc ngoại viện của nước này.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ nói thêm rằng những đại sứ này nên rời khỏi đất nước Thổ nếu họ không hiểu Thổ Nhĩ Kỳ. Nếu Bộ Ngoại Giao nhận lệnh, họ có thể tiến hành mà không cần phải có sự chấp thuận thêm. Bước này có thể dọn đường cho các cuộc trục xuất của họ. Hành động này đến vài ngày sau khi Thổ Nhĩ Kỳ đã triệu tập các đại sứ của Hoa Kỳ, Đức, Pháp, Gia Nã Đại, Đan Mạch, Hòa Lan, Phần Lân, Tân Tây Lan, Na Uy, và Thụy Điển về tuyên bố chung của họ kêu gọi trả tự do cho Kavala vào năm thứ 4 ông bị ngồi tù.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.