Hôm nay,  

Mỹ Thú Nhận Sai Lầm Ở Nga: Tự Do Kinh Tế Vẫn Độc Tài

30/05/200400:00:00(Xem: 4353)
MOSCOW -- Sau hơn một thập niên đổ tiền viện trợ cho Nga, hy vọng biến kinh tế tự do chuyển hoá chánh trị Nga thành tự do, Mỹ đã thấy sai lầm và thất bại.
Sự thật phũ phàng này đã bộc lộ không có gì rõ hơn trong câu trả lời của vị Thủ Tướng Nga Gaidir "không gì cả" khi Bà Cố vấn An ninh Quốc gia Rice của Mỹ hỏi Nga có làm gì để nâng đỡ khuynh hướng tự do dân chủ ở nước Nga không.
Và nỗi thất vọng đó không phải chỉ riêng cho vị Cố vấn của TT Bush đã từng là một chuyên gia hàng đầu về Nga sô sự vụ của Mỹ, mà còn ê chề trong hàng ngũ những giáo sư đại học, chiến lược gia, chánh trị gia chủ trương dùng viện trợ Mỹ thúc đẩy kinh tế thị trường tạo phồn thịnh, sản nghiệp cho tư nhân, phát triễn giai cấp trung lưu để biến đổi xã hội hậu Cộng sản Nga thành xã hội dân chủ. Chủ trương này cũng đang được áp dụng đối với các nước còn năm trong chế độ chuyên chính Cộng sản. như Trung Cộng, Việt Cộng. Nỗi ê chề đó được phát biểu tiêu biểu trong lời của Giáo sư Michael McFaul, chuyên viên về Nga sô sự vụ ở ĐH Stanford, đang hoạt động giúp đỡ cho chương trình dân chủ hoá Nga, ngay tại St Petersbourg, thành phố quê nhà của Tổng Thống Nga, Ô Putin. GS McFaul nói, " Phỏng đoán của chúng ta tất cả đều sai lầm. Chúng ta phỏng đoán khi kinh tế băt đầu vươn lên, đa số [ người Nga] sẽ ủng hộ chánh trị tự do. Nhưng không."

Vị giáo sư này trích dẫn thêm. Trong Chiến tranh Iraq Nga không ủng hộ Mỹ trong việc lật đổ nhà độc tài và chế độ độc tài Hussein. Và sau mấy tháng Mỹ đã làm được việc ấy ở Iraq, Mỹ có mời TT Putin và Thủ Tướng Gaidarcủa Nga giúp Iraq tẩy trừ tàn dư độc tài, Nga vẫn từ chối khéo, viện lý để cho Iraq tự tìm con đường riêng xoá độc tài cho chính họ.
Kinh tế Nga bây giờ tưong đối phát triễn; tỷ lệ phát triễn 7,2% mỗi năm; 36 triệu người xài điện thoại cầm tay; tầng lớp trung lưu đã tăng lên 48%.
Thế mà TT Putin, một nhân vật cao cấp của KBG, vẫn làm việc theo "mã số di truyền" của chế độ cũ, áp dụng một chế độ Oâng gọi là " dân chủ chỉ đạo" ( managed democracy ), như đã thấy trong các kỳ bầu cử Quốc hội Nga và chính trong kỳ bầu cử của Oâng: đối lập khôngcó tiếng nói, cá nhân hay thế lực nào chống Oâng bị xem và triệt như " lực lượng thù địch" thời Liên xô vậy.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.