Hôm nay,  

Các Nước Châu Á Gia Tăng Binh Lực Kỷ Lục, Đối Đầu TQ

12/09/201400:00:00(Xem: 1469)

TOKYO - Việt Nam tăng quân phí gần gấp đôi. Nhật yêu cầu Lập Pháp chấp thuận ngân sách quốc phòng lớn chưa từng thấy trong khi Philippines vội vàng củng cố hải quân. 5, 6 nước châu Á tăng cường vũ trang khi lân bang lớn nhất hành động xác quyết về chủ quyền biển đảo. Ấn Độ và Nam Hàn nhanh chóng hiện đại hoá quân đội, tuy phần lớn tranh chấp diễn ra ở cấp bậc ngoại giao.

Châu Á chiếm gần 50% nhập cảng vũ khí của thế giới với Bắc Kinh tăng ngân sách quốc phòng gấp 4 lần trong 1 thập niên. Mục tiêu của Bắc Kinh là đẩy lui thế chế ngự của Washington trong vùng Thái Bình Dương, theo nhận xét của nhà phân tích địa chính trị Robert D. Kaplan thuộc công ty nghiên cứu Stratfor – mục tiêu của Bắc Kinh là kiểm soát các hải lộ của thương thuyển và tài nguyên dầu khí tại Biển Đông. Ông nói “Bắc Kinh tin rằng họ có thể tăng khả năng quân sự tại Biển Đông nhanh hơn Vietnam và Philippines.

Bắc Kinh không thể theo kịp Washington về quân phí, hàng năm chi 665 tỉ MK, bằng 8 cuờng quốc cộng lại và gấp 3 Trung Quốc, theo ước luợng của International Peace Institute (Stockholm) – dù vậy, Bắc Kinh chi gần bằng 24 nước đông và nam Á về quốc phòng.

Điểm đuợc chú ý nhất là hạm đội tàu ngầm của Trung Quốc đuợc dự báo ngang bằng về luợng với Hoa Kỳ vào năm 2020, với 78 tàu ngầm mỗi nước – nhiều tàu ngầm Trung Quốc đặt căn cứ quanh đảo Hải Nam.

Chuyển động của Trung Quốc khiến các nước trong vùng sắm tàu ngầm – năm nay, Việt Nam đã nhận đuợc 3 trong 6 tàu ngầm đặt mua của Nga ngoài 1 phi cơ chống tàu ngầm.

Nga là nước xuất cảng vũ khí nhiều nhất qua châu Á, sau là Hoa Kỳ và các nước tây Âu như Hoà Lan.

Tương tự, Nhật thay thế tàu ngầm cũ – hải quân Nam Hàn củng cố với tàu ngầm lớn hơn và Ấn Độ định chế tạo 6 tàu mới.

Nhà nghiên cứu của International Peace Istitute (Stockholm) nói “Tàu ngầm là vũ khí tiềm lực của nước yếu đối đầu đối phương lớn mạnh hơn”.

Trả lời chất vấn hom Thứ Năm về khuynh hướng củng cố binh lực trong vùng, phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc xác nhận: ngân sách phục vụ quốc phòng là trong sáng, đồng thời quy trách các nước khác gây căng thẳng và khiêu khích. Phát ngôn viên họ Hua nói: các nước liên quan nên thấy sự tăng trưởng của Trung Quốc với tâm trạng bình thường.

Tại Singapore, chuyên gia Bernard Loo Fook Weng tại trường nghiên cứu quốc tế S. Rajaratham phát biểu “Nếu Trung Quốc tỏ ra hiếu chiến hơn vì họ thấy các luồng gió của cơ hội, họ có thể đưa tới tình thế bạo động hơn”.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.