Hôm nay,  

al-Qaeda: Thu 125 Triệu Tiền Chuộc Bắt Cóc Người Từ 2008

06/09/201400:00:00(Xem: 1458)
WASHINGTON - Hàng triệu người khắp thế giới coi sổ thông hành Hoa Kỳ như là vé đưa đến tự do và cơ hội – nhưng, với phóng viên chiến trường, thông hành Hoa Kỳ có thể là án tử hình.

Số phận của 2 phóng viên Hoa Kỳ bị chiến binh ISIS cắt đầu nhắc nhở rằng sinh mạng của phóng viên Hoa Kỳ rơi vào tay 1 số nhóm loạn quân quá khích bị đe dọa, vì chính sách không chuộc bằng tiền của Washington, như Bạch Ốc đã nhiều lần khẳng định không thương luợng với khủng bố.

Những phát biểu của 2 nhà báo Foley và Sotloff trước khi bị hành quyết nêu rõ giá trị về tuyên truyền của con tin Hoa Kỳ để phóng thông điệp của ISIS đi khắp thế giới.

Nguời Âu thì khác, có thể sẵn sàng chấp nhận tiền chuộc hàng chục triệu MK.

Ông David Rohde là cựu phóng viên của New York Times bị cầm giữ 7 tháng ở Afghanistan và Pakistan năm 2009 gần đây lập luận “Khác biệt trong các chính sách của châu Âu và Hoa Kỳ thất bại trong việc răn đe các thủ phạm bắt cóc hay bảo đảm an toàn cho con tin”.

Các chính quyền châu Âu công khai chối cãi về thương luợng chuộc tiền, nhưng phóng sự điều tra của New York Times khám phá các chi nhánh al-Qaeda đã thu 125 triệu MK tiền chuộc từ 2008, gồm 66 triệu MK trong năm qua.

Ông Rohde xác nhận toà báo, gia đình và chính phủ Hoa Kỳ không thuận chuộc tiền – ông tiết lộ: phóng viên James Foley trông đợi 1 phản ưng khác – ông Foley tin rằng chính quyền Washington sẽ giúp. Gia đình Foley biết tin về người thân 16 tháng sau khi ông James bị bắt, nhờ 2 phóng viên Tây Ban Nha đuợc chuộc mạng bằng tiền.

Năm 2012, thứ trưởng ngân khố David Cohen lên tiếng tại London “Tiền chuộc con tin là 1 nguồn thu quan trọng của khủng bố trong chiến thuật gây sợ hãi có hiệu quả” – theo ông Cohen, tiền chuộc lần này khuyến khích 1 vụ bắt cóc con tin kế tiếp. Ông Cohen khuyến cáo các đồng minh Hoa Kỳ ngưng chính sách chuộc tiền.

Cựu viên chức ngoại giao Vicki Huddleston thẳng thừng hơn – qua mục ý kiến của báo New York Times, bà viết “Trả tiền chuộc là chính sách 2 mặt, là giao tiền chuộc mà vẫn chối là không”.

Nhưng, khuynh hướng này chưa ngưng – công ty tình báo toàn cầu Global Intelligence là Stratfor viết trong nhận định Tháng 5: nhóm ISIS tách riêng với các loạn quân trong vùng với chủ trương bắt cóc ngoại kiều để đòi tiền chuộc mạng. Hôm 19-4, binh sĩ Thổ Nhĩ Ký khám phá 4 phóng viên Pháp bị trói và bị bịt mắt tại biên giới Thổ-Syria đuợc trả tự do sau 8 tháng bị cầm giữ – ngoại trưởng Laurent Fabius xác quyết không dùng tiền chuộc, nhưng có tin ISIS đuợc giao 18 triệu MK.

Với các gia đình của con tin, chính sách không chuộc tiền gây hoang mang, bởi công dân Hoa Kỳ chuyển tiền cho 1 tổ chức bị coi là khủng bố là phạm pháp.

Vẫn theo New York Times, từ 2008, chính phủ Pháp chi phần lớn tiền chuộc, ước lượng 58 triệu MK, Thụy Sĩ 12.4 triệu, Tây Ban Nha 11 triệu – Qatar và Oman chi 20.4 triệu đại diện các nươc châu Âu chuộc con tin.

Nhà báo nhắc lại: chỉ 1 công dân Hoa Kỳ được phóng thích nhờ sự can thiệp của Qatar và thực tế là chinh sách của các nước châu Âu đã giúp các phóng viên Tây Ban Nha và Pháp đuợc chi nhánh Syria của al-Qaeda trả tự do năm nay.

Các chính quyền tin rằng ISIS hiện còn cầm giữ tại Syria 1 công dân Anh, và 1 nữ cán sự xã hội Hoa Kỳ 26 tuổi.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.