Hôm nay,  

Sv Canada Đòi Hạ Học Phí, Tăng Ngân Sách Giáo Dục

05/02/200000:00:00(Xem: 4548)
OTTAWA (KL) - Thông tín viên Sue Bailey của Canadian Press đã tường trình như sau.
Cô Rachelle Sauve đã đeo sợi dây xíềng có mắt xích bằng sắt đậm vào cổ tham gia vào ngày sinh viên toàn quốc phản đối về vụ tiền học phí gia tăng khiến sinh viên học xong trả nợ không nổi.
Theo như sinh viên năm thứ hai của Carleton University cho biết, chiếc xiềng tượng trưng học hành đến nỗi sau đó bị xiềng lại. Chưa đầy hai năm học dể lấy Bachelor (cử nhân) về Nhân quyền và Chương trình Khảo sát về Phụ nữ, cô Sauve, 21 tuổi đã nợ ngân hàng $27,000.
Số nợ này sẽ nẩy ra như nấm mọc và lên tới $50.000 khi tốt nghiệp.
“Hệ thống cho sinh viên mượn tiền để học không giúp gì được cả”, cô Sauve đã nói tại đồi Quốc hội với 1500 sinh viên và những người theo ủng hộ đang vẫy những tấm biển phản đối và kêu gọi hạ tiền học phí, tăng tiền trợ cấp và yêu cầu Liên bang bỏ lại $3,7 tỷ vào giáo dục cấp cao.
“Điệu này người ta phải mang nợ cho tới khi chết.”, cô Sauve nói như thế. Cha mẹ của cô Sauve không có tiền để trợ cấp cho cô theo học.
Mộng của cô Sauve là vừa chu du, vừa làm việc giúp nhân quần, nhưng mộng như không muốn thành.
“Tôi sẽ phải kiếm việc làm để kiếm tiền trả nợ ngân hàng”, theo như cô cho biết.
Các đại diện của nghiệp đoàn và thủ lãnh đảng Tân Dân Chủ Cấp Tiến Alexa McDonough đã liên kết với các sinh viên cao đẳng, đại học và trung học đã đoàn kết với nhau để tụ tập lúc buổi trưa trong không khí băng giá buốt lạnh trên đồi Quốc hội.
Tất cả họ đã đồng thanh ca: “Education is right! We have just begun to fight.” Tiếng ca tương tự vang dội từ Victoria, Vancouver cho tới St. John, Newfoundland.
Chính quyền Liên bang cắt ngân sách giáo dục đã khiến cho tiền học phí tăng lên 120% tính theo như năm 1990.
Tiền nợ học đã tăng, tính trung bình mỗi sinh viên mắc nợ khoảng $17.000, so với năm 1990 trung bình mỗi sinh viên nợ khoảng $8.900 theo như chính quyền cho biết.
Phản đối nguyên một ngày để thúc đẩy việc tài trợ lại vấn đề chi cho giáo dục và xã hội theo như ngân qũy Liên bang định cho trong tháng này.
“Chúng ta, tất cả, đều biết số tiền thặng dư có là đã bổ vào đầu chúng ta. Và nây giờ chúng tôi xin đòi trả lại” theo như lời của Elizabeth Carlyle, người trong Hội Sinh Viên Liên Bang của Canada, hội đã đứng ra tổ chức ngày xuống đường.
Carlyle đã dựa vào số tiền $10 tỷ dư ra trong kho bạc liên bang như đã dự tính cho năm tới. Trong khi nhiều đoàn thể đã đòi tăng chi trợ cấp y tế, giáo dục và xã hội, còn các doanh nhân lại mong được bớt thuế.

“Vấn đề giáo dục hậu trung học (post-secondary education) rõ ràng phải được trợ xét hàng ưu tiên” theo như nguồn tin của nội các, trong đó Bộ trưởng Tài chánh cho là quan trọng và tách riêng ra để cập nhật tài khoản vào mùa thu vừa qua.
Theo nguồn tin mà người nói ra đã xin giấu tên: “Ngân quỹ này được tiêu như thế nào, chúng ta phải coi chừng. Kể từ khi chúng ta làm cân bằng ngân quỹ cho giáo dục hậu trung học và ý tế, số chi ra là ba phần tư. Tôi nghĩ rằng ông sẽ thấy chúng tôi cho số tiền này xuống thấp.”
Việc này đã không bỏ lại $3,7 tỷ đang thiếu của ngân sách tài trợ giáo dục kể từ khi Chính quyền Liên bang do đảng Tự do cầm quyền đã cắt $7 tỷ tiền của Y tế và của Xã hội để du di giữa năm 1990, theo như lời nói của máy ngưới phản đối
Các sinh viên cao đẳng và đại học đã cúp cua để đi diễn hành qua 51 cộng đồng.
“Tôi đến đây bởi vì tôi không còn tiến để đi học,” theo như Mandeep Singh nói. Singh là sinh viên cử nhân về xã hội học của University of Toronto, anh đứng trong số 1000 sinh viên xuống đường tại Pháp viện của Ontario.
Singh cáo giác Thủ hiến Ontario Mike Harris đang quay lưng lại về phía quần chúng và xu hướng theo các công ty để nhận ân huệ.
Ông Harris cho biết tiền cho sinh viên mượn, tiền trợ cấp và học bổng là để dành cho sinh viên có điểm cao và được trường đại học cho nhập học mà không căn cứ vào giầu nghèo.
Ông Harris chống đỡ cho tiền học phí lên cao, ông nói học hành với học phí thấp là giúp cho gia đình giầu, chứ không phải gia đình có lợi tức thấp.
Tại University of Calgary, sinh viên đã buộc nhà bếp cho ăn canh một ngày như chê bai tiền học phí tăng 5,15% vào mùa thu năm nay.
Rob South, chủ tịch liên đoàn sinh viên cho biết: “Cứ mỗi lần tăng học phí, sinh viên lại thiếu tiền tiêu vào các món khác. Chẳng hạn như bớt tiền chợ.”
Hiêp hội các phân khoa, một số nghị viên thành phố và nghiệp đoàn công chưc đã ủng hộ sự yêu cầu của sinh viên.
Các cuộc xuống đường đã lan tới Mexico City, nơi đây sinh viên tụ tập phản đối trước tòa đại sứ Canada để ủng hộ.
Trên 50% số sinh viên đại học và cao đẳng trông nhờ ở tiền mượn, theo như Hội sinh viên Liên bang cho biết.
Đại học Victoria, Vancouver; đại học Carleton, Ottawa; đại học York, Toronto; và đại học Laurentian tại Sudbury, Ontario là những trường đại học đã đóng cửa để xuống đường.
Những trường được gọi là viện được đặc biệt đối đãi đã xin miễn dính dấp vào chuyện xuống đường.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.