Hôm nay,  

Họ Giang Sẽ Diễn Văn Ơû Lhq Chống Lưới Phi Đạn Mỹ

01/09/200000:00:00(Xem: 4171)
BEIJING (KL) - Chủ tịch Giang Trạch Dân của Trung quốc sẽ dùng diễn từ tại LHQ trong tuần tới để nói rõ thái độ phản đối của Bắc Kinh về chương trình chiếc khiên hỏa tiễn của Hoa kỳ, theo như lời của nhà ngoại giao cao cấp của Trung quốc đã cho biết ngày thứ năm.

“Hiện nay vẫn còn một số quốc gia đang tìm kiếm cái được gọi là an ninh tuyệt đối giữ về phần mình và đang cấp tốc phát triển và dàn các hệ thống chống hỏa tiễn tân kỳ,” theo như lời của nhà ngoại giao này cho biết về bài diễn từ của họ Giang được đọc tại LHQ vào ngày 7 tháng chín này.

Nhà ngoại giao này đã căn cứ vào điều đề nghị của Hoa kỳ cho lập một hệ thống hoả tiễn phòng thủ tại Á châu và hệ thống hỏa tiễn phòng thủ quốc gia để bảo vệ Hoa kỳ tránh khỏi các phi đạn tầm xa của những quốc gia thù nghịch.

Chủ tịch quốc hội Trung quốc Li Peng đã đả kích kịch liệt đề nghị này của Hoa kỳ trong hội nghị ngày thứ ba trong lúc có mặt Tổng thư ký LHQ Kofi Annan, theo tờ Nhựt báo Trung quốc đã lên tin ngày thứ năm.

Hoa kỳ muốn có một hệ thống hỏa tiễn được dựng vào năm 2005 để bắn hạ một số giới hạn hoả tiễn của những nước thù nghịch như Bắc Hàn và Ba Tư. Nhưng Nga và Trung quốc đã phản đối chương trình này, nhưng hai nước này nói Hoa kỳ cứ cho làm đi, sợ rằng hệ thống hỏa tiễn phòng thủ của Hoa kỳ có thể nhanh chóng biến thành mối họa cho việc tàng trữ phi đạn nguyên tử.

Bắc Kinh sợ hệ thống hỏa tiễn phòng thủ cấp quân đoàn được Washington đề nghị. Hệ thống phòng thủ này dùng để bảo vệ quân đội Hoa kỳ và các đồng minh tại Á châu, nhưng nó sẽ cũng được dùng để che chở Đài Loan đối với dàn hỏa tiễn tại Hoa lục đã sẵn sàng pháo bất cứ khi nào một khi Đài Loan tuyên bố độc lập. Dàn hỏa tiễn phòng thủ của Hoa kỳ coi như đã vô hiệu hóa sự đe dọa của Bắc Kinh đối với Đài Loan.

Xuyên qua lịch sử về sự bành trướng của Trung Hoa, người Tây phương đã nhận ra rằng Trung quốc là một đế quốc tại vùng Á châu ngày xưa. Ngày nay đầu óc của Bắc Kinh cũng vẫn muốn duy trì mục đích đế quốc này, mặc dầu Trung quốc đã tuyên bố năm nguyên tắc sống chung hoà bình. Lý do dưới dây cho thấy tại sao Bắc Kinh một mực đòi để thống nhất Đài Loan vào Hoa lục.

Từ niên lịch 772 trước Thiên chúa Giáng sinh, vào đời nhà Chu, Trung quốc chỉ là một vùng đất nhỏ phía đông ngay tại Sơn Đông hiện nay. Nhờ chính sách lấn chiếm và đồng hoá như tầm ăn rỗi, tới niên lịch 1644 Trung quốc có cả một vùng đất rộng. Biên giới phía đông bắc Trung quốc đã lan lấn vượt tận vào đất Mông cổ. Biên giới phía tây bắc Trung quốc đã lan chiếm Tân Cương chạy sát vào biên giới Nga sô. Biên giới phía tây Nam Trung quốc cho quân đội chiếm hoàn toàn cao nguyên Tây Tạng và Vân Nam, còn lăm le băng biên giới để lấn vào đất Ấn độ. Biên giới phía đông nam Trung quốc tém gọn Quảng Đông và Quảng Tây, còn có ý định muốn nuốt luôn Việt Nam.

Cuộc chiến tranh nha phiến với Anh quốc, Trung quốc đã phải nhả ra ba mảnh đất có thể làm giầu cho Trung quốc theo chủ thuyết trọng thương: Hong Kong, Macau và Đài Loan. Mao Trạch Đông đã dùng ba mẫu thức sẵn có trong lịch sử để mô tả một Trung quốc như một đế quốc có từ lâu đời. Ba mẫu thức này là đa hình, đa nhân và đa thời. Đa hình là có nhiều dạng đất đai; đa nhân là nhiều người, có đủ các sắc tộc; còn đa thời là dùng thời gian để đồng hoá và chiếm cứ. Nhờ chính sách đồng hóa, Trung quốc có một sự thống nhất văn hoá của nhà Hán. Văn hoá thống nhất đã kết nối được nhiều dạng sắc tộc để giữ đất đai và chuẩn bị cho những cuộc lấn chiếm tương lai.

Về sức mạnh văn hóa của Trung quốc trong vấn đề đồng hoá có thể chứng minh bằng quốc gia Singapore và sự thâu tóm nền kinh tế của người Trung quốc tại các nước trong vùng Đông Nam Á châu.

Cấp lãnh đạo tại Bắc Kinh không an tâm khi họ không thống nhất được Đài Loan để nằm dưới quyền thống trị của Bắc Kinh. Việt Nam ngày nay cũng là một sự đe doạ lớn đối với Trung quốc khi Việt Nam bắt tay với Hoa kỳ.

Các nước đồng minh của Hoa kỳ tại Âu châu cũng lo ngại về sự kiểm soát vũ khí nguyên tử hạch nhân sẽ bị bỏ lơi như khi Hoa kỳ vi phạm Hiệp ước chống phi đạn tầm xa đã được ký kết giữa Washington và Moscow trước đây.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.