Hôm nay,  

Tuổi Trẻ Mang Ơn Thế Hệ Di Dân Thứ Nhất

08/05/200000:00:00(Xem: 5614)
OTTAWA (KL) - Nữ ký giả Jan Wong của Globe And Mail đã mô tả một người Trung hoa chịu khổ ải làm đường xe lửa cho Canada để cuối cùng được quyền công dân để đi bầu.
Người Trung hoa này vốn không xa lạ đối với nữ ký giả, người này chính là ông nội của nhà nữ ký giả. Nhờ sự hy sinh của ông nội ngày xưa mà ký giả có đuợc địa vị ngày hôm nay, một đặc phái viên của Globe And Mail tại ngay thủ đô Bắc Kinh của Trung quốc.
Năm 1880, người cu-li tên là Chong Hooie, người cu-li này đã vượt Thái Bình Dương. Người cu-li đã 19 tuổi, còn xứ Canada mới được 13 tuổi. Người cu-li thì nghèo và đói đi kiếm ăn. Canada là một nước mới, lại đi tìm kiếm loại lao động rẻ tiền để lập đường xe lửa từ bờ biển đông băng ngang sang bờ biển phía tây. Một bên cung và một bên cầu đã gặp nhau.
Cu-li là âm vận từ hai chữ ‘Khổ lực’ của tiếng Trung hoa được đọc theo giọng Bắc Kinh để chỉ người chỉ biết lao lực để kiếm ăn. Chuyện thiết lập đường xe lửa Canada Pacific là một sự tích lao khổ, cần dùng cả ngàn lao công để dựng lập được đường xe lửa này. Qua một thế kỷ, nữ ký giả Jan Wong nghĩ nữ ký giả phải cám ơn sự tích này, nữ ký giả không cảm thấy bất mãn về chuyện ông nội đã chịu khổ cực, cay đắng trong những ngày xưa. Giả dụ ông nội của nữ ký giả không hy sinh ngày đó, có lẽ nữ ký giả ngày nay đã sống trong cảnh chân lấm, tay bùn và lội ruộng nước bùn ngập chân tới đầu gối.
Thực ra chuyện lội bùn nữ ký giả đã từng trải qua, nhưng nữ ký giả muốn nói trước để những ai lấy thành tích lao động làm lẽ sống được biết.
Trở về năm 1880, đồng lương trung bình tại miền nam Trung quốc là bẩy xu một ngày. Dân quê nổi dậy, thực dân xâm lấn và nạn nhân mãn đã làm mất cảnh thịnh vượng, một người trẻ tuổi như ông nội của nữ ký giả đã bị nằm trong tình cảnh này. Khi các chủ thầu Hoa kỳ neo tầu gần làng Kaiping, ông nội của nữ ký giả, cùng những cu-li nghèo đói khác đã quyết định đem thân ra cầu may. Họ đã mơ ước, chẳng bao lâu nữa họ sẽ là những người mặc áo gấm về làng, trong túi có cả vài trăm đô-la, tài sản kếch sù đối với họ.
Ông nội nữ của nữ ký giả được gia nhập vào toán chuyên dùng mìn phá để đào hầm cho xe lửa có thể chạy xuyên qua rặng núi đá Rochies. Việc làm này là một công việc nguy hiểm, đã có nhiều người chết vì nó. Ông nội của nữ ký giả kiếm được 80 xu một ngày, trong khi đó những người da trắng được hưởng lương từ $1,50 tới $1, 75 một ngày. Đời sống vật giá hồi đó của Canada khá cao, sau khi chi tiêu hết, người cu-li mỗi năm chỉ có thể dành giụm được $43. Dầu sao nó cũng là những ước mơ của kẻ nghèo đói.
Năm 1884, đường xe lửa lập dựng gần xong, một số chủ thầu nuốt lời hứa, họ đã không đem trả những cu-li về nguyên xứ . Còn Canada không còn cần loại cu-li giá rẻ quá nửa. Năm 1885, Canada đã đánh thuế $50 bổ vào mỗi đầu người Trung hoa nhập cảnh.
Chong, ông nội của nữ ký giả, bị nằm kẹt ở lại, phần bị thất nghiệp, phần bị hắt hủi. Ông có thể đem hết tiền dành giụm để mua một vé tầu về nước hay đóng $10 thuế thất nghiệp để được ở lại. Ông chịu trả tiền thuế thất nghiệp. Ông làm người ở cho quan năm Josiah Greenwood Holms, quyền chỉ huy phó căn cứ quân sự tại Esquimalt, B.C. Quan năm trả cho ông một đô-la mỗi tháng. Đồng lương quá ít, quan năm đã cho phép ông được nhận thêm công việc giặt quần áo cho lính trong đồn và những người dân sống ngoài đồn tại Victoria để kiếm thêm tiền.
Theo di cảo, nội Chong là người Trung hoa thứ mười được nhận quyền công dân của Canada. Theo bản báo cáo vềỳ kiểm tra dân số năm 1901, nội Chong trở thành dân Canada năm 1899, cột chủng tộc ghi là ‘Y’ (Yellow Race), cột về tôn giáo ghi là ‘Confucian’ (Khổng giáo) và cột về nghề nghiệp ghi là ‘Laundryman’ (thợ giặt). Trong bản báo cáo còn ghi rõ nội Chong 40 tuổi, không biết đọc và không biết viết; thiệt ra vào thời đó ít có người Trung hoa nào có thể đọc và viết được tiếng Anh.
Trong cột gia cảnh ghi là ‘M’ thay cho từ ‘married’ (đã lập gia đình), sự thể đã xẩy ra trước khi lên tầu vào năm 1880, ông cố và bà cố đã làm lễ cuới cho nội Chong. Khi 40 tuổi, nội Chong đã khao khát gặp gia đình. Nội Chong đã nhượng lại nghề giặt và đăng ký làm chuyến về thăm nhà tại một bản làng ở Hoa lục.
Khi trở về quê tại Kaiping, vợ của nội Chong đã quá thì để sinh đẻ. Để có người nối dõi tông đường theo như tập tục của người Trung quốc, cả hai đã nhận một đứa con nuôi 16 tuổi đã có vợ. Nội Chong mua cho bà nội một mẫu ruỡi đất, một mảnh đất rộng so với những dân quê khác tần tiện lắm mới có được mảnh đất rộng bằng chiếc khăn lau tay.

Những người khá giả trở về làng đều được bầu làm hương chức của làng. Nhưng nội Chong đã có sẵn tâm tính nhẩy vọt, hơn nữa đã là công dân Canada. Ông đã bỏ vợ ở lại trông coi tài sản và kiếm bà vợ nhỏ đưa sang Canada để sinh con, đẻ cái.
Người mai mối đã làm mai cho nội Chong. Nội đã cuới một cô gái 16 tuổi của tỉnh Quảng Đông, ngưới con gái này có mái tóc đen mượt mà, đôi mắt to và da trắng bóc. Người con gái này không mang theo của hồi môn, nhưng có tài khéo léo. Khi người con gái này và đứa em gái còn nhỏ, cha chúng là một nông dân khổ cực và quá nghèo, ông đã đem hai đứa con bỏ giữa chợ. Quan huyện đã đem hai đứa nhỏ về nuôi. Quan huyện là người có học, nên cho hai em bé học chữ một năm và không đem bó bàn chân lại như những cô con gái Trung hoa khác nằm trong các nhà quan.
Nhờ có bàn chân bình thường đẹp đẽ, chứ không phải loại bàn chân nhỏ như cánh sen, người con gái này đã làm nội Chong quên hẳn bà nội do gia đình đặt để trước kia. Nữ ký giả nghĩ rằng với 21 năm sống tại Canada, nội Chong đã quen với những bàn chân lớn của phụ nữ Canada, nên chết mê với người con gái này để trở thành chính bà nội ruột đẻ ra cha của nữ ký giả.
Năm 1902, chính quyền liên bang đã tăng thuế $50/đầu người lên gấp hai. Vì là công dân Canada, nội Chong được miễn thuế, nội chỉ phải trả $300 cho bà vợ trẻ và hai vợ chồng của đứa con nuôi vẫn còn gọi là dân Trung quốc.
Năm 1923, nội Chong di gia đình về phía đông và định cư tại Ontario. Sống chung với người vợ nhỏ, nội Chong có đựơc 11 đứa con. Những đứa lớn nhất được nội cho lao động tay chân để kiếm tiến nuôi đứa nhỏ và cho đi học. Cô Minh là người phụ nữ Trung hoa thứ ba tốt nghiệp đại học Toronto, đã trở thành bác sĩ y khoa và cũng là người đầu tiên trở thành chuyên gia gây mê. Mẹ tôi là người có công nuôi dưỡng cô Minh, mẹ tôi là người phụ nữ Trung hoa đầu tiên được nhận để theo học trường đào tạo y tá tại London của Ontario.
Cả một thế hệ của nội Chong lớn lên tại Canada, nơi người Hoa vẫn còn bị hắt hủi. Khi họ còn là những trẻ em, chính quyền Ottawa ra đạo luật độc đoán năm 1923, cấm người Trung hoa được phép di trú. Khi họ lớn lên, họ không có quyền đi bỏ phiếu, mãi tới sau thế chiến thứ hai khi các cựu quân nhân Canada gốc Hoa ép buộc chính quyền phải thay đổi để công nhận quyền công dân của người Trung quốc đã sống và chiến đấu cho Canada.
Là một người Montreal gốc Hoa năm 1950, làm việc cho một công ty điện thoại, thấy không có hy vọng được thăng tiến, cha ruột của nữ ký giả xin nghỉ việc. Cha của nữ ký giả ra mở hàng ăn và đã có cả triệu đô-la vào lúc ông 40 tuổi. Cha của nữ ký giả tốt nghiệp kỹ sư của đại học McGill, ông không có tài làm bếp để kiếm sống. Nhưng ông đã mướn một người đầu bếp và mở quán ăn Tầu nằm ngoài khu phố Tầu. Quán ăn của ông có 1000 chỗ ngồi và lấy bảng hiệu ‘Bill Wong’ nằm ngay trên đại lộ Carie Blvd của Montreal.
Lớn lên trong năm nổi dậy 1960, lẽ đương nhiên nhà nữ ký giả có ý thức nổi dậy. Nữ ký giả đã tin rằng thế giới của nữ ký giả là một xã hội suy đồi và đi tới tận thế. Nữ ký giả đã đi tìm những câu trả lời về các vấn đề của thế giới này. Những đứa trẻ khác đã lựa chọn việc hút sách, riêng nữ ký giả đã chọn theo chủ thuyết Mao Trạch Đông. Sau này nhận ra chủ thuyết này là một thứ làm loạn óc con người.
Năm 1972, lúc đuợc 19 tuổi, tuổi mà nội Chong đã đi tầu sang Canada, nhà nữ ký giả làm một cuộc hành trình qua Nhân dân Cộng hòa Trung quốc. Nhờ dịp đó, nữ ký giả trở thành người Canada đầu tiên học tại đại học Bắc Kinh kể từ khi có cuộc Cách mạng Văn hóa. Nữ ký giả cũng đã hồ hởi, phấn khởi để đi gặt lúa, rắc phân heo để bón ruộng và đứng dưới đồng ruộng bùn ngập mắt cá chân để ca những bài ca cách mạng.
May mắn thay nhà nữ ký giả không nằm trong cái lầm lẫn này lâu. Năm 1980, nữ ký giả đã bỏ Trung quốc, lúc này đã già nên cô thấy khôn ngoan hơn. Nữ ký giả nói thông thạo tiếng Trung quốc. Nhưng cái quan trọng hơn hết cả, nữ ký giả đã phát giác ra được nữ ký giả là công dân của Canada.
Có người có thể cho nữ ký giả đã khước từ di sản của nữ ký giả. Người khác cũng có thể gọi nữ ký giả là loại trái chuối, vỏ vàng, ruột trắng. Vì là đứa cháu của một trong ngàn người đã dựng lập đường xe lửa của xứ lá phong, nữ ký giả đã tự hào là một công dân Canada từ ngoài cho vào tới tận trong người.
Vào đầu thiên niên kỷ mới, làm công dân Canada với nghĩa lý gì đây" Nhà nữ ký giả đã tự hỏi và trả lời.
Không phải là tổ tiên của bạn đã tới đất này. Cũng không phải là ngôn ngữ mà bạn đang nói. Là công dân Canada có nghĩa là bao dung và khách quan, thông minh và đơn giản, cư xử tử tế. Xin đừng bỏ phí di sản của chúng tôi, di sản của nhiều sắc dân mang tới để gây dựng nước Canada. Xin hãy tôn trọng chúng.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.