Hôm nay,  

Bà Trần Thị Ngọc Minh thỉnh cầu quốc hội và chính phủ Đức đòi trả tự do cho Đỗ Thị Minh Hạnh

10/04/201400:01:00(Xem: 5257)

Bà Trần Thị Ngọc Minh thỉnh cầu quốc hội và chính phủ Đức

đòi trả tự do cho Đỗ Thị Minh Hạnh

(Chúng tôi xin phổ biến bản thông cáo báo chí của Mạng lưới Người bảo vệ Nhân quyền VETO! về việc bà Trần thị Ngọc Minh thỉnh cầu quốc hội và chính phủ Đức đòi trả tự do cho Đỗ thị Minh Hạnh.

Tổ chức VETO!Human Rights Defenders‘ Network là một liên kết của các tổ chức nhân quyền thuộc nhiều quốc gia trên thế giới trong mục đích bảo vệ nhân quyền một cách hữu hiệu dựa trên nguyên tắc phổ-quát và bất-khả-phân của luật nhân quyền quốc tế.
Người Bảo vệ Nhân quyền là vốn quý của đất nước. Họ là những cá nhân hay tổ chức đứng ra bảo vệ nhân quyền của những người khác. Họ dễ trở thành mục tiêu tấn công của các lực lượng chính quyền và do đó cần được cộng đồng quốc tế đặc biệt bảo vệ.
VETO!
có nhiều chương trình giúp đỡ cho Người Bảo vệ Nhân quyền, thí dụ chương trình nâng cao kiến thức nhân quyền, giáo dục an toàn mạng internet và điện thoại, tài trợ hoạt động, và giúp đỡ gia đình và vận động bảo vệ quốc tế khi họ bị giam giữ.
Điện thoại liên lạc Mạng lưới VETO! tại Liên bang Đức : 49(0) 176 495 23110

Vũ quốc Dụng
Thục Quyên
)


Berlin (ngày 10 tháng 4 năm 2014)
- Trong cuộc vận động quốc tế đòi trả tự do cho cô Đỗ Thị Minh Hạnh tại thủ đô Berlin của CHLB Đức, mẹ cô là bà Trần Thị Ngọc Minh đã đến họp với Uỷ Ban Nhân quyền Quốc hội Liên bang Đức vào ngày 8.4.2014. Bà cũng đến gặp Đặc ủy viên Nhân quyền Liên bang Đức vào ngày 9.4.2014. Trong dịp này bà đã đến trao đổi với văn phòng nữ dân biểu Sabine Bätzing-Lichtenthäler là người đỡ đầu cho con gái bà. Đây là lần đầu tiên một người Việt Nam nhận được sự quan tâm của cả hai cơ cấu bảo vệ nhân quyền cao cấp nhất trong ngành lập pháp và hành pháp tại Đức.


Dân biểu Michael Brand, Chủ tịch Uỷ Ban Nhân quyền và Cứu trợ Nhân đạo của Quốc hội Liên bang Đức (Bundestagsausschuss für Menschenrechte und Humanitäre Hilfe), đã điều hành buổi họp với bà Ngọc Minh vào ngày 8.4.2014 nói trên. Cùng tham dự buổi họp này có các dân biểu Martin Patzelt, Frank Heinrich và Philipp Lensfeld. Các dân biểu đã bàn với bà Minh về các phương cách tranh đấu cho cô Đỗ Thị Minh Hạnh được tự do. Các dân biểu đặc biệt quan tâm đến việc cô Minh Hạnh không được khám và điều trị bứu ngực một cách đúng mức, bị tra tấn hành hạ trong các nhà tù và bị giam xa nhà. Dân biểu Tiến sĩ Philipp Lensfeld đã hỏi bà Ngọc Minh rất kỹ về vai trò của các chủ nhân Đài Loan của Công ty Giày da Mỹ Phong (Trà Vinh) trong vụ án này. Chủ tịch Brand thông báo sẽ họp các dân biểu thành viên trong Uỷ Ban Nhân quyền Quốc hội để thống nhất về đường hướng can thiệp. Mặc dù các dân biểu đang rất bận rộn với các cuộc họp về những vấn đề lớn của thế giới nhưng Chủ tịch Brand vẫn gấp rút triệu tập cuộc họp đặc biệt với bà Ngọc Minh. Điều này nói lên mối quan tâm lớn của Uỷ Ban Nhân quyền Quốc hội Đức đối với các vấn đề tù nhân chính trị, tra tấn hành hạ trong tù, nghiệp đoàn độc lập tại Việt Nam là những vấn đề được bà Ngọc Minh trình bày rõ ràng.


Cùng ngày 8.4.2014, bà Ngọc Minh đã đến trao đổi với luật sư Clemens Neumann, Trưởng văn phòng của nữ dân biểu Sabine Bätzing-Lichtenthäler. Dân biểu Bätzing-Lichtenthäler đã nhận bảo trợ cho Minh Hạnh từ đầu tháng Ba năm nay và đã viết thư để can thiệp ngay với chính phủ Việt Nam. Dân biểu Bätzing-Lichtenthäler hiện nghỉ dưỡng nhi nên không có mặt trong buổi họp. Nhân dịp này luật sư Clemens đã tìm hiểu thêm về vấn đề cưỡng bức lao động trong các trại giam là nguyên nhân khiến cho cô Minh Hạnh bị đánh nhiều lần trong tù.


Vào ngày 9.4.2014, bà Ngọc Minh đã nhận lời mời của dân biểu Christoph Strässer, Đặc ủy viên về Chính sách Nhân quyền và Cứu trợ Nhân đạo của Chính phủ Liên bang Đức (Beauftragter der Bundesregierung für Menschenrechtspolitik und Humanitäre Hilfe) để đến trình bày về các nguyện vọng cho con bà. Tuy cũng quan tâm đến các vấn nạn nhân quyền chung tại Việt Nam được bà Ngọc Minh trình bày thấu đáo nhưng Đặc ủy viên Strässer đã dồn hết chú ý vào việc làm sao cho cô Minh Hạnh được trả tự do và được khám chữa bệnh đúng mức và không bị tra tấn hành hạ trong nhà tù. Bà Minh nhấn mạnh rằng hai người bạn đồng hành với con bà là Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đoàn Huy Chương cũng cần nhận được những can thiệp như đối với con bà.

Bà Trần Thị Ngọc Minh là mẹ của nữ tù nhân chính trị Đỗ Thị Minh Hạnh, 29 tuổi, hiện bị giam ở trại Thanh Xuân, Hà Nội, cách xa nhà cô 1.700 Km. Cô bị bắt năm 2010 vì đã tổ chức đình công cho 11.000 công nhân tại Công ty Giày da Mỹ Phong (Trà Vinh) và bị xử án bất công 7 năm tù dưới tội danh „phá rối trật tự công cộng“. Tổ chức nhân quyền quốc tế VETO! xem cô là một người Bảo vệ Nhân quyền theo đúng định nghĩa của LHQ.


Nhân dịp sang Đức bà Trần Thị Ngọc Minh cũng đã có hai buổi gặp gỡ với cộng đồng người Việt tại thành phố München vào ngày 5.4 và tại thành phố Frankfurt vào ngày 6.4.2014. Buổi gặp gỡ tới đây sẽ được tổ chức tại Berlin vào ngày 12.4.2014.
.
.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tại đại hội đảng CDU, Thống đốc Armin Laschet của tiểu bang Nordrhein-Westfalen (North Rhine-Westphalia) đã thắng thế trước các đối thủ và kế nhiệm bà Annegret Kramp-Karrenbauer. Chúng tôi đưa ra một cái nhìn tổng quan về những phản ứng đầu tiên trên mạng xã hội.
Chính phủ Trump hôm Thứ Hai, 11 tháng 1 năm 2021, đã tái chỉ định Cuba như là “nhà nước bảo trợ của khủng bố,” áp đặt thêm các trừng phạt mới mà có thể làm què quặt cam kết của Tổng Thống đắc cử Joe Biden để làm mới lại mối quan hệ với đảo quốc cộng sản, theo bản tin AP cho biết hôm Thứ Hai.
“Rõ ràng là Luật An Ninh Quốc Gia đang được sử dụng để loại bỏ giới bất đồng chính kiến và các quan điểm chính trị đối lập,” theo tuyên bố chung đọc được từ Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Mikie Pompeo, Ngoại Trưởng Úc Marise Payne, Ngoại Trưởng Anh Dominic Raab, và Ngoại Trưởng Canada Francois-Philippe Champagne. “Chúng tôi kêu gọi các viên chức Hong Kong và Trung Quốc hãy tôn trọng các quyền được luật pháp bảo vệ và sự tự do của người dân Hong Kong không phải sợ hãi bị bắt và bị bỏ tù.”
Thủ Tướng Nicola Sturgeon nói rằng tổng thống Hoa Kỳ sẽ không được phép thăm viếng đất nước Tô Cách Lan, nơi ông đã làm chủ một sân golf từ năm 2004, bởi vì các hạn chế cấm đi lại không quan trọng vì Covid-19.
Vào lúc 0 giờ, Anh, Iceland và Iceland đã rung chuông đón mừng năm 2021. Đối với Anh Quốc, đây là ngày đầu tiên ra khỏi Liên Âu theo sau cuộc bỏ phiếu Brexit vào năm 2016. Trong thông điệp Năm Mới gửi qua video, Thủ Tướng Anh Boris Johnson gọi sự ra đi của Anh Quốc khỏi Liên Âu là “một khoảnh khắc kỳ diệu đối với đất nước này.” Trong thông điệp video gửi tới quốc dân, Tổng Thống Pháp Emmanuel Macron tuyên bố rằng, “Chung nhau, trong hài hòa… hãy cùng hướng tới tương lai… 2021 sẽ đánh dấu sự bắt đầu của một bình minh mới của nước Pháp, của sự phục hưng Châu Âu. Chúng ta hãy duy trì sự thống nhất, trong đoàn kết, và vinh hạnh về lịch sử, những giá trị và văn hóa của Pháp – hãy tự tin vào tương lai.”
Ít nhất 22 người đã bị giết chết và hơn 50 người bị thương trong một cuộc tấn công tại phi trường ở thành phố Aden thuộc miền nam Yemen, theo các viên chức cho biết qua bản tin của BBC Tiếng Anh hôm Thứ Tư, 30 tháng 12 năm 2020. Có ít nhất một vụ nổ ngay sau khi một chiếc máy bay chở chính phủ mới thành lập của đất nước bị tàn phá vì chiến tranh từ lân bang Saudi Arabia tới.
Trung Quốc đã leo thang chiến dịch để kềm chế đế chế kỹ thuật rộng lớn được kiểm soát bởi Jack Ma, đồng sáng lập của Alibaba và là một trong những người giàu nhất của nước Tàu, theo bản tin của báo The Guardian cho biết hôm Thứ Hai, 28 tháng 12 năm 2020.
Khu Trục Hạm Mỹ USS John S. McCain đã thực hiện Tự Do Hàng Hải, hay FONOP, vào ngày Trước Lễ Giáng Sinh tại Biển Đông, theo bản tin của Yahoo News cho biết hôm Thứ Năm, 24 tháng 12 năm 2020.
Thỏa thuận mậu dịch hậu Brexit của Thủ Tướng Anh Boris Johnson là độc đáo ở chỗ nó khiến cho nhiều kinh doanh đối diện nhiều trở ngại để làm ăn buôn bán hơn là họ đã làm trong khi Anh Quốc còn là thành viên của Liên Âu, theo bản tin của Bloomberg cho biết hôm Thứ Năm, 24 tháng 12 năm 2020.
Đức Giáo Hoàng Francis đã cử hành Lễ Vọng nhẹ nhàng vì đại dịch vi khuẩn corona hôm Thứ Năm, 24 tháng 12 năm 2020, và nói rằng con người nên cảm thấy có bổn phận để giúp những người cần giúp bởi vì chính Chúa Jesus đã được sinh ra là một người nghèo bơ vơ, theo bản tin của Reuters cho biết hôm Thứ Năm.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.