Hôm nay,  

Xử Tử Hình Tăng 15% Trên Thế Giới Trong Năm 2013; 5 Nước Đứng Đầu Tử Hình: TQ, Iraq, Iran, Saudi Arabia, Mỹ

28/03/201400:00:00(Xem: 1498)
LONDON - Phúc trình hàng năm của Amnesty International cho hay 778 vụ hành quyết được ghi nhận khắp thế giới năm 2013, tăng gần 15% so với năm trước, đầu sổ là Trung Quốc, Iraq, Iran, Saudi Arabia và Hoa Kỳ.

Ít nhất 22 quốc gia có án tử hình - ưu tiên vận động của Amnesty là bỏ án tử hình. Tính vào năm 1994, ít nhất 47 quốc gia dùng án tử hình. Gần 80% vụ hành quyết ghi nhận đuợc trong năm qua diễn ra tại Iran, Iraq và Saudi Arabia - riêng Iraq hành quyết 169 tử tù, tăng gần 30%. Hoa Kỳ đứng hạng 5, với 39 vụ hành quyết tại 9 tiểu bang, và Texas chiếm 41%.

Amnesty nhận xét: trong nhóm G-8, Hoa Kỳ và Nhật thi hành án tử hình trong năm qua. Châu Âu và Trung Á không hành quyết tội nhân từ 2009. Số quốc gia ân xá tử tội trong năm qua là 32. Amnesty báo động: phần nhiều trong số các nước duy trì án tử hình xâm phạm tiêu chuẩn quốc tế, với giải thích "Năm 2013 tiếp tục ghi nhận các vụ xét xử thiếu công bằng đưa tới hành quyết những người phạm tội khi ở tuổi vị thành niên".


Phúc trình 2014 không có số tử tội bị hành quyết tại Trung Quốc vì là bí mật quốc gia với Bắc Kinh - Bộ ngoại giao sở tại yêu cầu tham khảo Bộ tư pháp, và thực tế là phóng viên không đuợc trả lời. Amnesty không thể xác nhận số hành quyết tại Syria, nhưng cũng báo động về tấm màn bí mật của án tử hình tại nhiều nước.

Tổ chức quốc tế bản doanh London cho hay: tử tù và gia đình tại Ấn Độ, Indonesia, Nhật, Malaysia, South Sudan không đuợc thông báo - tại Ấn Độ, Bostwansa, Nigeria và Saudi Arabia, xác tử tội không đuợc giao cho gia đình an táng. Mồ mả của người bị hành quyết không được cho biết tại đâu.

Amnesty cũng báo cáo các hình thức hành quyết trong phúc trình hàng năm, gồm treo cổ tại 13 nước - hành quyết công khai đuợc thực hành tại 4 nước, là Bắc Hàn, Iran, Saudi Arabia và Somalia.

Ông Luis Diaz, đại diện của Amnesty, tuyên bố tại LHQ "Chúng tôi chống lại án tử hình trong mọi trường hợp, không có ngoại lệ".

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.