Hôm nay,  

Điều Trần Về Tự Do Tôn Giáo, Xin Áp Lực Hà Nội

14/02/200100:00:00(Xem: 4386)
WASHINGTON (VietCatholic News) – Buổi Điều Trần ve àtình trạng Tự Do Tôn Giáo và những Vi Phạm Quyền Tự Do đó trước Uûy Ban Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế đã được thực hiện sáng Thứ Ba 13/2 tại tòa nhà Thượng Viện Hoa Kỳ.

Chủ tịch Ủy Ban này là thượng nghị sĩ Elliot Abrams vàPhó CT là Ông Firuz Kazemzadeh. Ủy ban gồm các thành viên như sau: Bs Laila Al-Marayati, Nghị sĩ John R. Bolton, Hồng Y TheodoreMcCarrick, Rabbi David Saperstein, Bà Nina Shea, Thẩm phán Chales Z. Smith, Đạisứ tổng quát về vấn đề Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế: Michael K. Young và ông Steven T. McFarland, Giám đốc điều hành.

Những chứng từ về phía đại diện các tôn giáo Việt Nam đã do các vị sau đây trình bày trước Ủy Ban:
- Mục sư Paul Ái (Tin Lành)
- Bà Nguyễn Huỳnh Mai (Phật giáo Hòa Hảo)
- Ông Võ Văn Ái (Phật Giáo)
- Linh mục Trần Công Nghị (Công Giáo)

Lm John Trần Công Nghị là giám đốc Thông Tấn Xã Công Giáo Việt Nam VietCatholic. Mùa hè năm 2000, Cha Nghị đã về Việt Nam và đi các tỉnh từ Nam ra Bắc để tìm hiểu về tình trạng tự do tôn giáo tại Việt Nam, đặc biệt đối với Công Giáo. Ngài đã thu thập những tài liệu cụ thể để đệ trình trước Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế của Quốc Hội Hoa Kỳ. Dưới đây là bài điều trần của Lm John Trần Công Nghị đọc trước ủy ban.

Kính thưa quý vị,
Thật là vinh dự lớn lao cho tôi được hiện diện nơi đây hôm nay để trình bày chứng từ của tôi về tình trạng tự do tôn giáo tại Việt Nam dưới chính phủ cộng sản đương thời.

Từ tòa nhà Dicksern này, một biểu tượng của tự do, dân chủ, bình đẳng và huynh đệ, tôi xin chúc mừng tất cả quý vị vì những cố gắng liên tục đấu tranh cho những quyền căn bản và phẩm giá con người trên toàn thế giới. Đây thực là một nhiệm vụ cao cả.

Sống trên một đất nước tự do và dân chủ, tôi cảm tạ vì đã được sinh sống ở Hiệp Chủng Quốc Mỹ Châu này và mong mỏi rằng dân tộc Việt Nam rồi đây cũng có cơ hội sống trong tự do, hòa bình, thịnh vượng và hạnh phúc như quý vị đang được hưởng. Tôi tin rằng mọi người đều có những quyền như quý vị và tôi đang có, và rằng người Việt Nam không phân biệt mầu da, chủng tộc, tín ngưỡng và xu hướng chính trị có thể được hưởng tự do thật sự và được đối xử như một người tự do.

Kính thưa quý vị,
Trước hết, về cơ bản, tôi nhìn nhận rằng, trong một phạm vi nào đó, tình trạng tôn giáo tại Việt Nam hiện nay có được cải thiện đáng kể so với cách đây 10 hay 30 năm. Ngày nay, dân chúng có thể dự các lễ nghi tôn giáo tại nhà thờ. Họ có thể gặp các vị chủ chăn và thực hành một số các công việc mục vụ giữa họ.

Tuy nhiên, đó không phải là bức tranh tổng thể. Bức tranh có vẻ như được tự do hành đạo ấy chỉ là bề mặt. Trên thực tế, không hề có tự do tôn giáo vì tự do tôn giáo được kiểm soát bởi chính quyền ở mọi cấp!

Tự do tôn giáo, hiểu như một nhân quyền căn bản, đã và đang bị vi phạm nghiêm trọng bởi chính quyền cộng sản Việt Nam đối với mọi người có tín ngưỡng, đặc biệt đối với người Công Giáo Việt Nam.

Dù trong bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Việt Nam, được tuyên đọc ngày 2/9/1954, có đoạn trích dẫn một câu trong bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Hoa Kỳ: “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo Hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền được mưu cầu hạnh phúc”. Tuy nhiên, nhà cầm quyền Việt Nam đã thực hiện hàng loạt những hạn chế, khủng bố và cấm đoán làm phương hại đến chính quyền tự do tín ngưỡng này.

Từ năm 1945 đến nay, người Việt Nam chúng tôi sống dưới chế độ cộng sản chẳng được hưởng quyền tự do tín ngưỡng, cũng chẳng được hạnh phúc gì cả.

NGƯỜI CÔNG GIÁO KHÔNG ĐƯỢC TỰ DO HÀNH ĐẠO:
Mùa hè năm ngoái, tôi đã về thăm Việt Nam và đã có dịp chứng kiến tận mắt những trường hợp có thể coi là vi phạm nghiêm trọng việc thờ phượng. Tôi đã đi thăm nhiều nhà thờ và quan sát thấy chính quyền cộng sản thường xuyên phá các buổi lễ bằng cách dựng lên một loa phóng thanh kế cận các nhà thờ. Họ phát thanh những bài tuyên truyền và các chương trình tin tức bằng những loa phóng thanh cực mạnh hướng về nhà thờ để phá hay làm phân tâm những bài giảng hay những nghi thức tôn giáo.

Những tổ chức tôn giáo như Legio Maria, Thiếu Nhi Thánh Thể và các hội đoàn giáo dân bị cấm hoạt động. Nhà nước ở mọi cấp đòi buộc các hoạt động tôn giáo phải xin phép trước thì mới được coi là hợp pháp.

Một thí dụ cụ thể, cô Trần Thị Hiếu, 24 tuổi, quê ở HT (Bắc Việt Nam) năm ngoái đã vào thành phố Hồ chí Minh để học nghề thợ may. Trong thời gian này, cô đã theo học một khóa đào tạo giáo lý viên. Khi trở về quê quán, cô đã dạy giáo lý cho trẻ em trong giáo xứ. Chính quyền địa phương nghi ngờ cô đã theo học khóa giáo lý viên tại miền Nam nên đã gởi cho cô một lệnh triệu tập để "làm việc". Trong suốt một tháng, ngày nào cô cũng phải đi bộ 3 cây số để đến đồn công an ghi lại những việc cô đã làm trong thời gian lưu lại thành phố Hồ chí Minh.
Các chính sách đàn áp và chống tôn giáo đã được thực hiện thô bạo và dai dẳng trong suốt 50 năm (1954-2001). Nhiều vị giáo sĩ và giáo dân đã phải ngồi tù chỉ vì họ sống công khai niềm tin của mình: dạy đạo Công Giáo cho người khác, tập hát, gia nhập các dòng tu. Hiện nay, nhà cầm quyền Việt Nam còn đang giam giữ rất nhiều linh mục và các trưởng giáo lý viên.
Quyền của các vị thẩm quyền trong Giáo Hội bị vi phạm và tước đoạt:

Đối với Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, nhà nước cộng sản kiểm soát hầu hết các quyền cơ bản của Giáo Hội. Điều này đã liên tục được ghi lại trong những thỉnh nguyện của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam từ năm 1980 cho đến năm 2001 này.

Không có Giám mục được tấn phong mà không có sự đồng ý trước của chính quyền cộng sản. Chính quyền cộng sản tiếp tục từ khước việc bổ nhiệm của Tòa Thánh để thay thế các Đức Giám Mục đã quá già hay đã qua đời. Thành ra, đến nay vẫn không có người thay thế cho Đức Hồng Y Phạm Đình Tụng của Hà Nội, người đã quá tuổi về hưu. Hiện nay, Giáo phận Hưng Hóa, Hải Phòng, Bùi Chu và các giáo phận khác đang cần Giám mục từ hơn 8 năm rồi mà Toà Thánh vẫn chưa thể bổ nhiệm được.

Quyền mục vụ của các Giám Mục Công Giáo bị người cộng sản tước đoạt. Giám mục nào muốn trao phong chức linh mục cho ai, hay muốn bổ nhiệm linh mục nào làm gì thì phải làm đơn và bàn bạc với CSVN rất lâu. Có trường hợp kéo dài gần 20 năm mà không được giải quyết.

Giáo Hội Công Giáo không được tự do chọn các ứng viên linh mục. Việc tuyển chọn các ứng viên linh mục, việc thành lập và huấn luyện của các dòng tu đều phải thông qua chính quyền địa phương. Các tiêu chuẩn nhà nước cộng sản Việt Nam đưa ra chẳng liên quan gì tới các phẩm chất mà Giáo hội đòi hỏi các ứng viên phải có để thực thi sứ vụ linh mục. Các ứng viên phải thông qua một cuộc điều tra tỉ mỉ và chỉ những ai nhà nước hài lòng mới được chấp nhận. Nhà nước còn bắt buộc các dòng tu phải nhận một thày giáo do nhà nước cử đến để dạy môn "Khoa Học Xã Hội" mà thực ra không gì khác hơn là chủ thuyết Mácxít. Thày giáo đó thường thường là nhân viên điều tra hay mật vụ của nhà nước. Vì vậy số linh mục được phong chức hàng năm đã giảm đi rất nhiều, không đủ để đáp ứng nhu cầu mục vụ của Giáo hội, ngay cả việc thay thế cho các vị linh mục qua đời. Nhiều linh mục ở các vùng xa phải phụ trách từ 5 đến ngay cả 10 giáo xứ ở cách xa nhau. Thêm vào đó, các linh mục rất khó được thuyên chuyển từ giáo xứ này sang giáo xứ khác.

Tháng 8 năm 2000, tôi đã thăm viếng và trò chuyện cùng hàng chục linh mục ở Việt Nam. Tất cả đều cho tôi biết là công việc mục vụ của họ đóng kín trong các việc dâng lễ, dạy giáo lý cho trẻ em trong một khoảng thời gian ấn định bởi nhà nước, thăm kẻ liệt, làm phép cưới và an táng kẻ chết. Ngay cả những việc cơ bản này cũng phải có giấy cho phép của nhà nước. Tôi biết 5 linh mục phải ngồi tù từ 5 đến 10 năm chỉ vì dám thực thi các bổn phận mục vụ mà không có giấy cho phép của nhà nước hay chỉ vì họ được thụ phong linh mục "chui".

Với những biện pháp bóp chết dần Công Giáo, trong vòng 25 năm qua, số linh mục và các vị tông đồ giáo dân đã giảm đến mức báo động. Toàn miền Bắc chỉ còn 300 linh mục và đa số đã quá già. Tổng giáo phận Hà Nội với 300,000 giáo dân mà chỉ có 25 linh mục. Giáo phận Hải Phòng với 150,000 giá;o dân có 16 linh mục với 7 vị trên 60. Giáo phận Bắc Ninh với 100,000 giáo dân sống trong 46 giáo xứ mà chỉ có 5 linh mục. Giáo phận Phát Diệm với 125,000 giáo dân chỉ có 30 linh mục. Giáo phận Bùi Chu với 300,000 giáo dân chỉ có 50 linh mục. Nhà cầm quyền cộng sản tiên liệu là trong vòng 25-30 năm nữa các linh mục già yếu sẽ chết đi và cộng đoàn Công Giáo sẽ rơi vào tình trạng không có chủ chăn, Giáo Hội Công Giáo sẽ tự giải tán.
Giáo Hội Công Giáo không được phép có các ấn bản định kỳ hay các bản tin ở mọi cấp – từ toàn quốc cho đến các giáo xứ – và đo đó bị tước quyền tự do ngôn luận và không thể thực hiện chức trách giảng dạy của mình. Hai năm trước đây, HĐGMVN có một Bản Tin Hiệp Thông. Sáu số đầu tiên ra “bất hợp pháp”. Các số 7-8-9 từ tháng 2.2000 đến tháng 9.2000 được phép tạm. Tháng 10. 2000, CSVN đình bản bản tin này luôn.

Tóm lại, cộng sản Việt Nam đã sử dụng nhiều biện pháp, cả công khai lẫn che đậy khéo léo, để làm suy yếu hiệu quả của các hoạt động của Giáo Hội và dần dần loại trừ các vị lãnh đạo tôn giáo và giới tu sĩ. Tuy nhiên, họ đã không loại trừ hoàn toàn các hoạt động của Giáo Hội vì người Việt Nam tiếp tục là những người mạnh mẽ và quy hướng về niềm tin tôn giáo.

Các cơ sở và tài sản của Giáo Hội bị tịch thu:
Qua chiến dịch cải cách ruộng đất năm 1957 và sau khi cộng sản chiếm được miền Nam năm 1975, họ tịch thu các nhà thờ, tài sản và các cơ sở giáo dục của Giáo Hội. Nhiều nhà thờ vsà trường học Công Giáo bị biến thành địa điểm tập trung, rạp hát, cửa hàng, kho chứa. Cộng sản cũng tịch thu các cơ sở quan trọng khác của Giáo Hội như dòng tu thuộc các giáo phận, trường Đại Học Công Giáo, các trường trung học, bệnh viện, và các cơ sở bác ái khác như viện mồ côi, trại cùi và các trung tâm nuôi trẻ.

Chẳng hạn, trong năm 1976, trường đại học Đà Lạt đã bị chính quyền tịch thu và biến thành trường đào tạo cán bộ đảng. Tất cả các tu viện đều bị tịch thu vào năm 1975. Một số sau đó được trả lại một phần nhưng đa số bị tịch thu vĩnh viễn. Một ví dụ khác là nhà nước đã tịch thu tu viện Hoan Thiện tại số 11 Đống Đa Huế vào năm 1979 bằng bạo lực và trục xuất 3 cha giáo và 80 chủng sinh đang theo học.

Gần đây, ngày 27/4/2000, chính quyền địa phương Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên đã đến tu viện Thiên An thông báo là nhà nước sẽ tịch thu 104 hecta đất của tu viện này theo nghị định số 1203/QD ký ngày 22/11/1999 bởi chính thủ tướng Phan văn Khải. Mảnh đất này được chuyển giao cho công ty du lịch Huế để khai thác thành công viên giải trí và văn nghệ. Nghị định không nói gì về lý do tại sao chính quyền lại ngang nhiên tước đoạt mảnh đất mà tu viện Thiên An có chủ quyền hợp pháp. Bề trên nhà dòng đã gởi thư khiếu nại ngày 22/5/2000 và một lần nữa vào ngày 22/9/2000 đòi hỏi nhà nước trả lại tài sản của dòng tu nhưng khiếu nại của họ bị từ khước.

Yêu cầu của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam:
Tháng 10/1992, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã gởi cho nhà cầm quyền cộng sản một thư ngỏ đòi hỏi họ phải thực thi các quyền tự do căn bản về tôn giáo cho Giáo Hội. Từ đó, mỗi năm Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đều lập đi lập lại những yêu cầu sau:

- Bãi bỏ các cấm cản, các hạn chế và các kiểm soát tùy tiện các hoạt động tôn giáo bao gồm việc thờ phượng, các nghi lễ, các hoạt động tôn giáo và các tổ chức, việc thiuên chuyển và di chuyển của các linh mục. Yêu cầu chấm dứt việc xen vào nội bộ các tôn giáo, không riêng gì Công Giáo.

- Bãi bỏ các cấm cản, các hạn chế và các kiểm soát trong việc tuyển sinh, huấn luyện và truyền chức linh mục

- Trả lại cho Giáo Hội các tài sản và cơ sở đã tịch thu, trưng thu hay bị buộc chuyển giao không hợp lý

- Bãi bỏ các cấm cản, các hạn chế và các kiểm soát đối với các hoạt động nhân đạo xã hội, văn hóa, từ thiện và giáo dục.

Đối diện với chính sách bóp chết tất cả các tôn giáo ở Việt Nam, nhiều giáo hội đã phản kháng và đòi hỏi tự do tôn giáo trong hòa bình, bất bạo động và kiên trì cho đến khi có tự do tôn giáo. Mới cách đây 5 ngày, các vị lãnh đạo giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Công Giáo, Hòa Hảo và Cao Đài đã cùng ký vào một bản Tuyên Bố Chung đòi những quyền tự do căn bản về tôn giáo.

HOA KỲ VÀ THẾ GIỚI TỰ DO CÓ THỂ LÀM GÌ ĐỂ GIÚP DÂN CHÚNG VIỆT NAM"
Hoa Kỳ và cộng đồng quốc tế nên dùng tài nguyên và ảnh hưởng để buộc nhà cầm quyền Việt Nam phải tuân thủ các tuyên bố về tự do tín ngưỡng cho dân chúng Việt Nam và thoả mãn các đòi hỏi hợp pháp về tự do tín ngưỡng của các tôn giáo.

Thực ra, nhà cầm quyền Việt Nam đã ký nhiều văn kiện về nhân quyền nhưng họ không bao giờ có ý định tuân thủ. Chữ ký của họ chỉ để đánh lừa cộng đồng quốc tế. Chẳng hạn, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã ký Hiệp Ước Quốc Tế về Dân Quyền và Quyền Chính Trị ngày 24/9/1982 nhưng chưa bao giờ họ tuân thủ các điều 18 và 19 của hiệp ước này liên quan đến quyền tự do tư tưởng, quyền tự do tín ngưỡng và quyền tự do phát biểu ý kiến.
Nếu Hoa Kỳ và các nước khác thực sự quan tâm đến nhân quyền, và đặc biệt quyền tự do tín ngưỡng tại Việt Nam, xin đừng giúp chính quyền cộng sản Việt Nam kéo dài chính thể độc tài toàn trị của họ.

Dân chúng Việt Nam sẽ không bao giờ có tự do tín ngưỡng thực sự chừng nào chính quyền cộng sản còn tiếp tục cai trị. Do đó, tôi chân thành yêu cầu cộng đồng quốc tế áp lực chính quyền Việt Nam phải để cho dân chúng được tự do. Người Việt Nam phải được tự do chọn các nhà lãnh đạo, thể chế chính trị, và thực hành niềm tin tôn giáo của họ theo nguyện vọng của họ.

Mùa hè năm ngoái tôi về thăm quê hương. Đâu đâu cũng thấy khẩu hiệu "Không có gì quý hơn độc lập tự do." Mỉa mai thay, có lẽ vì quá quý và quá hiếm mà chẳng ai được có hay hưởng tự do cả.

Kính thưa quý vị,
Tôi rất cám ơn đã có cơ hội thay mặt cho đồng bào tôi và Giáo Hội Công Giáo Việt Nam để trình bày thực trạng tôn giáo tại Việt Nam. Tôi muốn nói rằng mọi người Việt Nam đều là những người có niềm tin tôn giáo sâu xa. Họ cần tự do tôn giáo để sống và thực thi sứ vụ của họ.

Xin cám ơn các vị đã chú ý lắng nghe.

Cầu xin Thiên Chúa chúc phúc cho quý vị, gia đình, các công việc cao cả của quý vị và cho đất nước Hoa Kỳ đẹp đẽ và vĩ đại này.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
2 tổ chức túc cầu lớn nhất hành tinh là FIFA (Hiệp Hội Túc Cầu Thế Giới) và UEFA (Hiệp Hội Túc Cầu Châu Âu) vào ngày 28/02/2022 đã cấm các đội bóng Nga tham gia vào các trận đấu quốc tế quan trọng sắp tới. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đội tuyển Nga tại giải World Cup sẽ diễn ra vào mùa thu năm nay tại Qatar.
Điểm báo quốc tế, Đỗ Kim Thêm tuyển dịch.
Úc phá vỡ mạng lưới gián điệp Trung Cộng định chi phối bầu cử 2022.
Trong hai tuần qua, biến thể Omicron của Covid– 19 đang làm điên đảo loài người. Tuy nhiên điều đang làm thế giới chú tâm và lo lắng là cuộc khủng hoảng Ukraina chưa biết đi về đâu. Trong tình hình đó, Nhật Ký Biển Đông ghi nhận những diễn biến quan trọng như sau:
Dựa vào nguồn tin từ các báo chí và hãng thông tấn quốc tế, tác giả Đào Văn Bình tổng hợp các thông tin đáng chú ý trên toàn cầu trong năm 2021.
Hai nhà lãnh đạo sẽ thảo luận về “một loạt các chủ đề, bao gồm cả các cam kết ngoại giao sắp tới,” nữ phát ngôn nhân của Hội đồng An ninh Quốc gia, Emily Horne cho biết trong một tuyên bố thông báo về cuộc điện đàm. Các cuộc đàm phán diễn ra khi Hoa Kỳ và các đồng minh phương Tây nhận thấy sự gia tăng ồ ạt của các lực lượng Nga dọc theo biên giới, ước tính đã tăng tới 100.000 người, và làm dấy lên lo ngại rằng Moscow đang chuẩn bị xâm lược Ukraine.
Viễn Vọng Kính quan sát trị giá 10 tỉ đô la đã lao về đích đến 1 triệu dặm (1.6 triệu kilometers), hay là xa hơn gấp 4 lần bên kia mặt trăng. Nó sẽ mất 1 tháng để tới đó và thêm 5 tháng nữa trước khi những con mắt hồng ngoại của nó sẵn sàng quét vào vũ trụ. Trước hết, tấm gương khổng lồ và tấm kính che nắng của viễn vọng kính cần mở ra; chúng được gấp lại theo kiểu origami của Nhật để vừa trong hình nón mũi hỏa tiễn. Nếu không, viễn vọng kính quan sát sẽ không thể quay ngược thời gian 13.7 tỉ năm như được dự kiến, chỉ trong 100 triệu năm kể từ khi vụ nổ Big Bang hình thành vũ trụ.
Đức Giáo Hoàng Francis hôm Thứ Bảy, 25 tháng 12 năm 2021, đã cầu nguyện cho sự kết thúc đại dịch vi khuẩn corona, sử dụng bài diễn văn Ngày Lễ Giáng Sinh của ngài để thúc giục việc chăm sóc sức khỏe cho tất cả mọi người, thuốc ngừa cho người nghèo và đối thoại để giải quyết các xung đột trên thế giới, theo Hãng Thông Tấn Mỹ AP tường thuật hôm Thứ Bảy. Giữa lúc gia tăng kỷ lục trong các trường hợp bị lây nhiễm Covid-19 tại Ý trong tuần này, chỉ vài ngàn ngừa đứng dưới mưa tại Quảng Trường Thánh Peter để nghe diễn văn Lễ Giáng Sinh gửi đi cho toàn thế giới hàng năm của Đức Giáo Hoàng Francis.
Trong bài giảng, Đức Giáo Hoàng Francis đã thúc giục tín đồ tập trung vào “sự nhỏ bé” của Chúa Jesus, và nhớ rằng Ngài sinh vào nơi nghèo khổ của thế giới này, không có ngay cả một chiếc nôi đàng hoàng. “Đó là nơi Chúa có mặt, trong sự nhỏ bé,” theo Đức Giáo Hoàng Francis giảng. “Đây là thông điệp: Chúa không vươn lên cao lớn, mà tự hạ mình xuống bé nhỏ. Sự nhỏ bé là con đường mà Ngài chọn để đến với chúng ta, để chạm vào trái tim của chúng ta, để cứu chúng ta và mang chúng ta trở lại với những gì quan trọng thực sự.”
Tòa Bạch Ốc cho biết, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã ký ban hành đạo luật cấm nhập cảng hàng hóa từ khu vực Tân Cương của Trung Quốc vì vấn đề lao động cưỡng bức, theo trang Reuters đưa tin ngày Thứ Năm, 23 tháng 12 năm 2021. Đạo luật Ngăn chặn Lao động Cưỡng bức người Duy Ngô Nhĩ (The Uyghur Forced Labor Prevention Act) là một phần trong nỗ lực của Hoa Kỳ chống lại những hành động của chính quyền Bắc Kinh đối với cộng đồng thiểu số Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở khu vực Tân Cương, mà Washington coi là tội diệt chủng.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.