Hôm nay,  

Tổ Chức Phóng Viên Không Biên Giới Tố: Nhiều Nước Dân Chủ Siết Tự Do Báo Chí; Tự Do Báo Chí: Mỹ Bị Xếp Hạng 46/180 Nước

13/02/201400:00:00(Xem: 2635)
PARIS - Phúc trình về chỉ số tự do báo chí thế giới (WPFI) của tổ chức phóng viên không biên giới (RSF) cho biết Hoa Kỳ và Anh quốc tự hào về tự do truyền thông, nhưng WPFI giảm trong năm qua - chính sách an ninh quốc gia và các chương trình do thám đã đẩy lui tự do báo chí.

Bà Delphine Halgand, giám đốc Hoa Kỳ của RSF, nói: khuynh huớng này là rất rõ, với phóng viên điều tra sợ bị truy tố, nhất là tại Hoa Kỳ. Bà nhấn mạnh: sau năm 2013 chúng ta không thể chối cãi rằng "người thổi còi" là kẻ thù của Hoa Kỳ - bà giải thích, chính phủ Hoa Kỳ theo đuổi mọi nguồn tin mật, làm trung hoà khả năng duy nhất để phóng viên làm công việc trung thực.

Phúc trình về WPFI chấm điểm 180 quốc gia dựa trên nhiều yếu tố, gồm tính đa nguyên và khả năng độc lập của truyền thông. Những nước có điểm cao gồm các nước Bắc Âu là Phần Lan, Na Uy, Hoà Lan - cuối bảng có Turkmenistan, Bắc Hàn, và Eritrea.

Cũng như mọi năm, Việt Nam vẫn nằm trong số 10 nước đứng cuối bảng.

Thông cáo báo chí của RSF giải thích: tự do thông tin thường bị hy sinh cho sự diễn giải rộng rãi nhu cầu an ninh quốc gia theo hướng lạm dụng, đưa tới sự lùi bước của sự hành xử dân chủ.

WPFI xếp hạng Hoa Kỳ ở hạng 46, giảm 13 hạng. Ngoài các trường hợp Edward Snowden và Bradley Manning, RSF cũng nhắc tới phóng viên James Risen của báo New York Times bị buộc điều trần chống lại cựu điệp viên CIA Jeffrey Sterling vì can dự vụ thẩm lậu thông tin của công ty tình báo tư Stratfor.

Tính chung, từ ngày TT Obama cầm quyền năm 2009, 8 "người thổi còi" đã bị truy tố theo Espionage Act của năm 1917.

Vụ Snowden cũng làm nước Anh rơi 3 hạng, xuống hạng 33.

Theo RSF, hạn chế với truyền thông không chỉ giới hạn tại Phuơng Tây - cuối năm 2013, Nhật ban hành luật giới hạn khả năng điều tra các vấn đề của quốc gia như điện nguyên tử, và quan hệ giữa Tokyo với Washington. Điều đáng thất vọng nhất là "muà xuân Arap" đã không thực hiện các hưá hẹn với báo giới. Dù sao, RSF nhận thấy 1 số điểm sáng, như Nam Phi đã không ban hành luật hạn chế sự bảo vệ phóng viên điều tra.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.