Hôm nay,  

Thế Giới Kỷ Niệm Ngày Quốc Tế Nhân Quyền: 57 Triệu Trẻ Em Không Được Đi Học; CSVN Đàn Áp Giới Bloggers; DB Sanchez Đòi NT Kerry Đặt Vấn Đề Nhân Quyền Với Hà Nội

12/11/201300:00:00(View: 2987)
Nhiều quốc gia trên thế giới đánh dấu Ngày Quốc Tế Nhân Quyền hôm 10 tháng 12 năm 2013.

Người đứng đầu Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc Navi Pillay nói rằng các nền tảng cho việc bảo vệ và nâng cao nhân quyền vẫn vững chắc, nhưng điều chính yếu hiện nay là việc thực thi những tiêu chuẩn này khi ước muốn chính trị và các nguồn tài chánh thường thiếu vắng. Bà cũng lưu ý 20 năm qua chứng kiến nhiều thất bại ngăn chận những bạo tàn và bảo vệ nhân quyền.

Hôm Thứ Ba, Liên Hiệp Quốc vinh danh 5 nhà đấu tranh nhân quyền, gồm nhà báo Morocco và nhà hoạt động giáo dục Pakistan Malala Yousafzai.

Tại Pakistan, chính quyền đánh dấu Ngày Nhân Quyền bằng việc khuyến khích các hoạt động cổ võ an ninh, hòa bình và phồn thịnh.

Tại Armenia, các nhóm đối lập biểu tình tại Yerevan để nêu bật các vấn đề nhân quyền.

Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc tuyên bố ngày 10 tháng 12 là Ngày Nhân Quyền vào năm 1950.

Hôm Thứ Ba cũng là ngày đánh dấu 20 năm ký Tuyên Ngôn Vienna, hiệp ước Liên Hiệp Quốc ủy thác các quốc gia khuyến khích và bảo vệ nhân quyền cho mọi người.

Quyền giáo dục cho trẻ em và quyền phụ nữ cũng được bảo vệ bởi Tuyên Ngôn Vienna.

Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon nói rằng có 57 triệu trẻ em trên toàn thế giới không được đến trường. Nhiều em trong số đó sống tại những khu vực xung đột và hầu hết là trẻ em gái.

Trong khi đó một bản tin khác của Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp RFI hôm Thứ Ba, 10-12-2013, cho biết rằng các bloggers Sài Gòn bị đánh đập và những bloggers ra mắt trang mạng Mạng Lưới Blogger Việt Nam trong Ngày Quốc Tế Nhân Quyền.

Bản tin của RFI viết rằng, “Hôm nay, nhân Ngày Quốc tế Nhân quyền, 10/12/2013, Mạng lưới Blogger Việt Nam (MLBVN) đã dự trù chính thức ra mắt tại Sài Gòn và Hà Nội vào chiều tối, nhưng các blogger Sài Gòn đã bị đàn áp dữ dội. Các thành viên Mạng lưới Blogger Việt Nam dự tính sẽ chính thức ra mắt Mạng lưới bằng những cuộc gặp gỡ ở Hà Nội và Sài Gòn để trao đổi về các phương thức hoạt động cho nhân quyền tại Việt Nam. Nhưng theo thông tin từ Mạng lưới Blogger Việt Nam, ngay từ sáng sớm, một lực lượng an ninh gồm dân phòng, thanh niên tình nguyện, phụ nữ tự quản, cán bộ hưu trí, cựu chiến binh, v.v. đã được huy động để bám sát những blogger được xem là thành viên nổi bật của MLBVN cả ở Hà Nội và Sài Gòn. Riêng tại Sài Gòn, vào 5 giờ chiều, hàng chục an ninh, dân phòng, phụ nữ tự quản đã bao vây nhà của blogger Nguyễn Hoàng Vi và đánh đập blogger này cùng với mẹ con chị Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (blogger Mẹ Nấm). Khi các blogger khác nghe tin, kéo đến để giải vây cho hai blogger này thì cũng bị đánh đập dã man, tổng cộng có 9 người bị thương, theo lời kể của blogger Hoàng Vi với RFI Việt ngữ.”

Tại Hoa Kỳ, nhân Ngày Quốc Tế Nhân Quyền, Dân Biểu Liên Bang Loretta Sanchez trong một thông cáo báo chí hôm Thứ Ba cho biết rằng bà và các nhà lập pháp Hoa Kỳ gửi thư kêu gọi Ngoại Trưởng Kerry đặt vấn đề nhân quyền trước chuyến đi Việt Nam sắp tới.

Thông cáo báo chí của DB Sanchez viết rằng, “Nhân ngày Quốc Tế Nhân Quyền, Dân Biểu Loretta Sanchez (CA-46), Đồng Chủ tịch Nhóm Congressional Caucus on Vietnam phát biểu về tình trạng đàn áp nhân quyền tại Việt Nam. Dân Biểu Loretta Sanchez, Dân Biểu Zoe Lofgren và một số đông dân biểu thuộc lưỡng đảng sẽ gửi thư đến Ngoại trưởng Bộ Ngoại Giao John Kerry kêu gọi ông ưu tiên vấn đề nhân quyền và yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam phải cải thiện tình trạng nhân quyền trước chuyến đi Việt Nam sắp tới.”

Trong thông cáo báo chí của DB Sanchez cũng đã không quên ca ngợi sự hy sinh cho nhân quyền của những người Việt Nam. Thông cáo báo chí của DB Sanchez viết tiếp rằng, "Hôm nay, chúng ta hãy cùng nhau vinh danh những con người Việt Nam luôn hy sinh cho công cuộc tranh đấu cho tự do nhân quyền. Chúng ta phải tiếp tục góp phần vào việc rọi tia sáng trước những chính sách đàn áp tiếng nói nhân quyền và kêu gọi nhà cầm quyền Hà Nội phải trả tự do vô điều kiện cho tất cả các tù nhân lương tâm."

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Các mối đe dọa tiềm ẩn của Nhà Nước Hồi Giáo (IS) chống lại người Mỹ tại Afghanistan đang buộc quân đội Hoa Kỳ phát triển các phương cách mới để bốc người di tản tới phi trường tại Kabul, theo một viên chức cao cấp của Hoa Kỳ cho biết hôm Thứ Bảy, 21 tháng 8 năm 2021, thêm vào sự phức tạp mới trong các nỗ lực vốn đã hỗn loạn để di tản người ra khỏi nước này sau khi Taliban chiếm cả nước, theo bản tin của AP tường thuật hôm Thứ Bảy.
Tổng Thống Joe Biden hôm Thứ Sáu, 20 tháng 8 năm 2021, đã cam kết đem tất cả người Mỹ ở Afghanistan về nhà – và tất cả người Afghan đã giúp người Mỹ trong chiến tranh, nữa – trong khi các viên chức khẳng định rằng các trực thăng quân đội Hoa Kỳ đã bay vào vùng Taliban kiểm soát ở Kabul để bốc người sẽ được di tản, theo bản tin của Hãng Thông Tấn Mỹ AP tường thuật hôm Thứ Sáu. Nhưng các cam kết của Biden, và những chiếc trực thăng hạn chế của Hoa Kỳ bay ra ngoài các hàng rào bê tông bao quanh phi trường Kabul, đến trong lúc hàng ngàn người Mỹ và các người khác đang tìm cách chạy thoát Taliban đã gặp khó khăn để vượt qua những đám đông, các trạm kiểm soát phi trường của Taliban và bộ máy quan liêu của Hoa Kỳ đôi khi không vượt qua nổi.
Thời gian đang cạn dần đối với Mohammad Khalid Wardak, một sĩ quan cao cấp của cảnh sát quốc gia Afghan người đã từng làm việc nhiều năm cùng với quân đội Mỹ. Bị săn lùng bởi Taliban, ông ấy đã ẩn trốn với gia đình tại Kabul, liên tục dời chỗ ở từ nơi này sang nơi khác như họ đã nỗ lực – và đã thất bại – nhiều lần tới điểm hẹn nơi họ có thể được giải cứu. Sau ít nhất 4 lần cố gắng trong nhiều ngày, cuối cùng gia đình đã được trực thăng bốc đi hôm Thứ Tư, 18 tháng 8 năm 2021 trong một cuộc giải cứu như trong phim – được gọi là Chiến Dịch Giữ Lời Hứa – đã được thực hiện bí mật vào ban đêm bởi quân đội Mỹ và các đồng minh
Phó Tổng Thống Hoa Kỳ Kamala Harris sẽ bắt đầu chuyến công du Á Châu lần đầu tiên trong vai trò phó tổng thống Mỹ vào cuối tuần này để đến thăm Singapore và Việt Nam, theo bản tin của Bloomberg tường thuật hôm Thứ Năm, 19 tháng 8 năm 2021. Bà đã có lịch trình tổ chức họp báo chung với Thủ Tướng Singapore Lý Hiển Long vào Thứ Hai và tham dự hội nghị bàn tròn tập trung vào sự đẩy mạnh chuỗi cung cấp. Tại Hà Nội, bà sẽ trình làng văn phòng khu vực của Trung Tâm Kiểm Soát và Ngăn Ngừa Bệnh Tật Hoa Kỳ (CDC) tại Đông Nam Á.
Vào năm 2018, Taliban đã chiếm lấy kiểm soát phần lớn khu vực nông thôn của Afghanistan. Chính phủ Trump, lúc đó đang tìm cách rút ra khỏi cuộc chiến dài nhất của Mỹ, thúc giục Pakistan thả Baradar vào năm đó và bắt đầu theo đuổi thương thuyết hòa bình với Taliban. Baradar đã lãnh đạo nhóm thương thuyết của Taliban tại Qatar trải qua nhiều vòng đàm phán đó, đỉnh điểm là hiệp ước hòa bình tháng 2 năm 2020 ra đời. Ông cũng đã gặp Ngoại Trưởng Hoa Kỳ lúc đó là Mike Pompeo.
Tổng Thống Joe Biden hôm Thứ Tư, 18 tháng 8 năm 2021, đã gợi ý lần đầu tiên rằng ông muốn giữ quân đội Hoa Kỳ tại Afghanistan cho đến khi tất cả công dân Mỹ là những người muốn ra đi được rời khỏi đất nước này, nhưng đã ngưng cam kết đối với những người Afghan hợp tác với Hoa Kỳ, theo bản tin của CNN tường thuật hôm Thứ Tư. Trong một cuộc phỏng vấn với Đài ABC News, Biden nói rằng người Mỹ nên dự kiến đối với tất cả công dân Hoa Kỳ tại Afghanistan sẽ được di tản vào ngày 31 tháng 8, là hạn chót mà chính phủ đã đặt ra để chấm dứt cuộc chiến tranh dài nhất của nước Mỹ.
Cựu Tổng Thống Afghanistan Ashraf Ghani đang ở tại Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất (UAE), theo ngoại trưởng của nước này cho biết trong một tuyên bố hôm Thứ Tư, 18 tháng 8 năm 2021. Tin tức về nơi ở của ông đến nhiều ngày sau khi ông chạy trốn khỏi Kabul khi Taliban tấn công tới gần thành phố này. “Ngọi Trưởng của UAE và Cơ Quan Hợp Tác Quốc Tế có thể xác nhận rằng UAE đã chào đón Tổng Thống Ashraf Ghani và gia đình ông vào đất nước này theo diện nhân đạo,” theo bộ này cho hay.
Trong vài tuần trước, các tay súng Taliban, được trang bị với ít súng AK-47, đã xâm chiếm toàn bộ Afghanistan mà không có kháng cự nào đáng kể, theo bản tin của BBC tiếng Anh tường thuật hôm Thứ Ba, 17 tháng 8 năm 2021. Chương trình BBC Newsnight được kể cho biết rằng một trong những lý do tiềm ẩn bên sau của sự sụp đổ của Quân Đội Quốc Gia Afghan là số lượng thật sự của lực lượng chiến đấu chỉ là một phần nhỏ của con số chính thức. Tổng Thống Biden đã lập đi lập lại rằng con số quân đội Afghan là 300,000 binh sĩ đã nhận hàng trăm triệu đô la cho việc trang bị và huấn luyện.
Taliban đã đồng ý cho phép “hành lang an toàn” từ Afghanistan cho những người dân đang gặp khó khăn để tham gia cuộc không vận do Hoa Kỳ chỉ đạo từ thủ đô Kabul, theo cố vấn an ninh quốc gia của Tổng Thống Joe Biden cho biết hôm Thứ Ba, 17 tháng 8 năm 2021, dù thời hạn cho việc hoàn tất di tản của người Mỹ, các đồng minh Afghan và những người khác chưa được thông qua với các lãnh đạo mới của Afghanistan, theo bản tin của Hãng Thông Tấn Mỹ AP tường thuật hôm Thứ Ba.
“Đây là điều tôi tin vào cốt lõi của mình: Là sai lầm để ra lệnh cho binh sĩ Mỹ bước tới khi chính quân đội của Afghanistan thì không,” theo Biden phát biểu trong bài nói chuyện của ông trước quốc dân hôm Thứ Hai. “Còn bao nhiêu thế hệ của con gái và con trai nước Mỹ mà bạn muốn tôi gửi họ đi chiến đấu cho cuộc nội chiến của Afghanistan? Tôi sẽ không lập lại những sai lầm mà chúng ta đã làm trong quá khứ.”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.